Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lấy học sinh, sinh viên làm trọng tâm
24/11/2022
Là thế hệ không ngại thay đổi cũng như có khả năng thích ứng cao với những xu thế mới và tiến bộ công nghệ, học sinh, sinh viên là nguồn lực trụ cột của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Vậy nên, việc giúp cho các em nhận thức được vai trò của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, khơi dậy khát khao, mong muốn được khởi nghiệp là nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) là quá trình khởi nghiệp dựa trên những ý tưởng sáng tạo, tận dụng các công nghệ, kỹ thuật cao để cho ra sản phẩm mới, đột phá hoặc cải tiến sản phẩm cũ với những đặc tính khác nổi trội, ưu việt và có sức cạnh tranh cao hơn so với những sản phẩm, dịch vụ đã từng có trên thị trường. Đổi mới sáng tạo là động lực vươn lên của nền kinh tế nước nhà và sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Đặc biệt, các trường đại học hiện nay đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp cũng như đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường trong thời đại mới.
Sinh viên được xem là “hạt nhân” của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Năm 2021, Việt Nam xếp thứ 44/132 quốc gia và nền kinh tế về đổi mới sáng tạo toàn cầu. Hiện cả nước có hơn 1.000 tổ chức có năng lực hỗ trợ khởi nghiệp, 100% các cơ sở đào tạo có kế hoạch hỗ trợ học sinh, sinh viên (HSSV) khởi nghiệp. Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam là một trong số ít các quốc gia Đông Nam Á đầu tư cho đổi mới sáng tạo, có số lượng bằng sáng chế bằng hoặc cao hơn kỳ vọng trước đây.
Nhiều cuộc thi được tổ chức trong khuôn khổ các trường đại học nhằm tạo điều kiện để sinh viên phát triển các ý tưởng đổi mới sáng tạo.
Đáng chú ý, ngày 30/10/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành đề án “Hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (gọi tắt là Đề án 1665). Đề án hướng tới mục tiêu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho HSSV trong thời gian học tập tại các nhà trường; tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ HSSV hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp; góp phần tạo việc làm cho các em sau khi tốt nghiệp.
Báo cáo những kết quả đạt được sau 4 năm thực hiện Đề án, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Ngô Thị Minh cho biết, tỷ lệ các trường đại học đưa khởi nghiệp thành môn học bắt buộc hoặc tự chọn tăng từ 30% cuối năm 2020 lên 33% vào cuối năm 2021. 75% cơ sở đào tạo đã tổ chức được các hoạt động đào tạo ngắn hạn cho sinh viên thông qua các lớp kỹ năng khởi nghiệp. 100% các cơ sở đào tạo đã xây dựng chương trình truyền cảm hứng khởi nghiệp cho sinh viên thông qua các buổi sinh hoạt, diễn đàn, cuộc thi, v.v. Mạng lưới 200 cán bộ tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo trên cả nước đã được hình thành.
Các đơn vị ký kết hợp tác hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp nhằm hưởng ứng Đề án 1665.
Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên trong các trường hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế như đội ngũ tư vấn, hỗ trợ còn ít kinh nghiệm; chưa có bộ phận chuyên trách; nhiều cán bộ, giáo viên thiếu nhiệt huyết, tư duy không muốn đổi mới; chế độ, chính sách dành cho đội ngũ hướng dẫn sinh viên còn hạn chế; tài liệu hướng dẫn khởi nghiệp cho sinh viên còn ít, chưa sát với thực tiễn; một bộ phận sinh viên ngại khó khăn, thiếu tính năng động, sáng tạo, chưa cân đối được giữa việc học và tham gia hoạt động ngoại khoá về khởi nghiệp. Ngoài ra, nước ta chưa có sự phân bố đều các đơn vị, trung tâm và vườn ươm hỗ trợ khởi nghiệp, đa số đều tập trung ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này làm cho sinh viên một số khu vực khác không tiếp cận được những nguồn lực hỗ trợ cần thiết.
Hoạt động tích cực tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Quỹ đầu tư Khởi nghiệp Sáng tạo FUNDGO là đơn vị tiên phong trong công tác thúc đẩy KNĐMST trong sinh viên. Quỹ đã và đang phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức các chương trình, hội thảo, cuộc thi tìm kiếm dự án tiềm năng, v.v. nhằm chia sẻ kinh nghiệm, tạo nên sân chơi bổ ích để các bạn thỏa sức thể hiện khả năng và óc sáng tạo. Bên cạnh mạng lưới đối tác gồm các tổ chức uy tín, Quỹ còn đồng hành với các cơ sở, ban, ngành trong nhiều hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho quá trình chuyển đổi số quốc gia. Trong thời gian tới, FUNDGO sẽ kết nối với các chuyên gia trong lĩnh vực khởi nghiệp trên toàn quốc, mở các khóa đào tạo ngắn hạn về kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên các trường trong khu vực, góp phần nâng cao chất lượng hệ sinh thái KNĐMST của địa phương và cả nước.
Đại diện FUNDGO trao giải cho sinh viên đạt giải Nhất trong cuộc thi Ý tưởng HSSV khởi nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Có thể nói, xây dựng hệ sinh thái KNĐMST không phải là nhiệm vụ ngắn hạn, mà là một quá trình lâu dài, đòi hỏi tầm nhìn, chiến lược sâu rộng. Để nâng cao chất lượng của phong trào khởi nghiệp, không chỉ cần có sự tiên phong của nhà trường và các thầy, cô giáo, mà còn cần sự tham gia hỗ trợ nhiều mặt từ các bộ, ban, ngành, tổ chức, quỹ đầu tư. Những nguồn lực này sẽ là nền tảng vững chắc để các bạn HSSV tự tin thực hiện những sáng kiến và ý tưởng đổi mới sáng tạo của mình, góp phần nâng tầm hệ sinh thái KNĐMST Việt Nam năng động, phát triển và đột phá.
Trong thế giới công nghệ số, sự đổi mới không ngừng diễn ra. Và giờ đây, chúng ta đang đứng trước một bước chuyển mình quan trọng của Internet – Web3. Hãy tưởng tượng bạn đang bước vào một khu rừng rộng lớn, tươi tốt và rực rỡ sắc màu. Trong khu rừng này, mỗi […]
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang từng bước thay đổi bộ mặt của nhiều ngành nghề, trong đó có ngành tài chính. Với khả năng xử lý và phân tích khối lượng lớn dữ liệu, đưa ra dự báo […]
Hiện tại, các dịch vụ tài chính phải thông qua các định chế được cấp phép đóng vai trò trung gian để đảm bảo thực hiện các giao dịch. Nhưng với sự phát triển vũ bão của công nghệ và thực tế cuộc sống thì đây lại là một nút thắt. Sự phụ thuộc vào […]
Nền kinh tế là trụ cột quyết định hoạt động của thế giới và ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về nó. Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về “nền kinh tế”, nhưng nó chủ yếu là một khu vực nơi hàng hóa được sản xuất, tiêu dùng và giao dịch.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, các quỹ đầu tư thắt chặt chi tiêu, Việt Nam vẫn là thị trường duy nhất tại Đông Nam Á có mức đầu tư tăng trong nửa đầu năm 2023 so với nửa cuối năm 2022. Theo báo cáo nền kinh tế số Đông […]
Giá vàng trong nước chốt phiên sáng nay 26/12 tiếp tục tăng mạnh mẽ, vượt qua 80 triệu đồng/lượng, đây là ngưỡng cao nhất lịch sử tính đến thời điểm này. Điều đáng nói, trong phiên giao dịch sáng nay, giá vàng tăng theo từng phút, chỉ chưa đầy 3 giờ đồng hồ, vàng đã […]
Doanh nghiệp khoa học công nghệ là gì? Được hưởng những chính sách và lợi ích nào? Các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ ra sao? Hãy cùng FUNDGO tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mô hình chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo đã xuất hiện từ lâu và được áp dụng khá tích cực trong quy trình dạy – học nói chung trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Theo chương trình Chuyển đổi số quốc gia do Thủ tướng Chính phủ […]