Banner

Doanh nghiệp khoa học công nghệ là gì?

13/03/2023

Doanh nghiệp khoa học công nghệ là gì? Được hưởng những chính sách và lợi ích nào? Các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ ra sao? Hãy cùng FUNDGO tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Doanh nghiệp khoa học công nghệ là gì?

Doanh nghiệp khoa học công nghệ được định nghĩa là doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khoa học và công nghệ để tạo ra sản phẩm, hàng hoá từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Các chính sách ưu đãi và lợi ích đối với doanh nghiệp khoa học công nghệ

Là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, có tính đặc thù cao nên doanh nghiệp khoa học công nghệ cũng được hưởng nhiều chính sách ưu đãi và những lợi ích cụ thể. Trong đó, điển hình phải kể tới chính sách: Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; Miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; Ưu đãi tín dụng; Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu thương mại hoá kết quả KHCN; Hỗ trợ khuyến khích ứng dụng, đổi mới công nghệ.

  • Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp:

Các doanh nghiệp khoa học công nghệ được hưởng chính sách miễn thuế 4 năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 tháng tiếp theo. Ngoài ra, doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong 3 năm thì năm đầu tiên tính thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ 4.

Một lưu ý quan trọng đó là điều kiện về doanh thu hình thành từ kết quả khoa học công nghệ phải đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu năm của doanh nghiệp

  • Miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước:

Theo quy định của pháp luật về đất đai, các doanh nghiệp khoa học công nghệ được miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước. Điều này được quy định trong các nghị định, thông tư của Nhà nước, Chính phủ đã ban hành như: Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014; Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 9/9/2016; Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14/11/2017; Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014; Thông tư số 333/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016.

  • Doanh nghiệp khoa học công nghệ được hưởng những ưu đãi tín dụng:

Các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành với mức lãi suất hiện hành là 8,55%/năm.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp khoa học công nghệ được tài trợ, cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay và bảo lãnh để vay vốn. Đồng thời được xem xét, cấp bảo lãnh tín dụng để vay vốn tại các tổ chức cho vay.

  • Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu thương mại hoá kết quả khoa học và công nghệ

Các doanh nghiệp khoa học công nghệ được hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, thương mại hoá kết quả khoa học và công nghệ.

Cụ thể như: Hưởng ưu đãi thuế xuất – nhập khẩu; Ưu tiên không thu phí dịch vụ khi sử dụng máy móc, thiết bị tại cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ của nhà nước; Sử dụng quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp và các nguồn huy động vốn hợp pháp khác để thương mại hoá kết quả khoa học công nghệ; Được ưu tiên tham gia các dự án hỗ trợ thương mại hoá kết quả khoa học công nghệ, tài sản trí tuệ của nhà nước; Miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; Ưu tiên xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học công nghệ;

  • Hỗ trợ khuyến khích ứng dụng, đổi mới công nghệ

Bên cạnh đó, doanh nghiệp khoa học công nghệ được thừa hưởng những chính sách hỗ trợ có lợi như:

Được tạo điều kiện hỗ trợ vốn, bảo lãnh vốn, hỗ trợ lãi suất tối đa 50% lãi suất vay vốn tại ngân hàng thương mại với doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động giải mã công nghệ; Doanh nghiệp có dự án tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa xem xét cho vay.

Ngoài ra, doanh nghiệp khoa học công nghệ tự đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước. Một số trường hợp sẽ được nhà nước xem xét mua lại kết quả đó.

Đồng thời được ưu tiên trong việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ, được công nhận, đăng ký lưu hành sản phẩm từ kết quả khoa học và công nghệ. Cũng như được vinh danh, khen thưởng khi có thành tích trong hoạt động khoa học công nghệ, thương mại hoá sản phẩm từ kết quả khoa học và công nghệ.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ

Doanh nghiệp khoa học công nghệ được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Trong đó, điều kiện thành lập gồm:

  • Có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu.
  • Có khả năng tạo ra hoặc ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định và công nhận.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần có văn bản xác nhận, công nhận kết quả khoa học công nghệ như: Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; Bằng chứng nhận giải thưởng do các cơ quan có thẩm quyền xét tặng; Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; Các văn bản khác có giá trị pháp lý tương đương.

Cùng đó là các quyết định công nhận, chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Hoặc giấy xác nhận, giấy thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước.

Giấy chứng nhận Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ (Ảnh: Run Together)

Các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ

Để được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục sau:

  • Bước 1. Doanh nghiệp tự kiểm tra điều kiện cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo điều kiện nêu tại mục 1.
  • Bước 2. Chuẩn bị hồ sơ, bao gồm:

(1) Đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2019/NĐ-CP;

(2) Văn bản xác nhận, công nhận kết quả khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực), thuộc một trong các văn bản sau:

– Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

– Quyết định công nhận giống cây trồng mới, giống vật nuôi mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới, tiến bộ kỹ thuật;

– Bằng chứng nhận giải thưởng đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về khoa học và công nghệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp tổ chức xét tặng giải thưởng hoặc đồng ý cho tổ chức xét tặng giải thưởng;

– Quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; Giấy xác nhận hoặc giấy thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước;

– Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;

– Các văn bản xác nhận, công nhận khác có giá trị pháp lý tương đương.

(3) Phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2019/NĐ-CP.

  • Bước 3. Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ nêu trên.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Khoa học và Công nghệ nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; hoặc

Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

– Các kết quả khoa học và công nghệ được hình thành từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt; có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh trong phạm vi cả nước; có vai trò quan trọng nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia; giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên vùng, nhất là môi trường, sức khỏe; hạ tầng công nghệ thông tin – viễn thông;

– Doanh nghiệp được thành lập từ việc chuyển đổi tổ chức khoa học và công nghệ công lập mà đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ tại Bộ Khoa học và Công nghệ;

– Sở Khoa học và Công nghệ chưa đủ điều kiện kỹ thuật đánh giá kết quả khoa học và công nghệ và có văn bản đề nghị Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ xem xét cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

– Doanh nghiệp có chi nhánh, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và có văn bản đề nghị Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Hình thức nộp: Hồ sơ được nộp trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực tuyến.

Run Together – Một dự án thuộc hệ sinh thái đầu tư của FUNDGO nhận chứng nhận Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ 2023 (Ảnh: Run Together)

Đăng ký doanh nghiệp khoa học công nghệ ở đâu?

Hiện tại, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ đã được hướng dẫn cụ thể trong các văn bản, công văn, thông tư mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Chẳng hạn như công văn số 1048/BKHCN-PTTTDN ngày 16/4/2019 hướng dẫn cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ; Thông tư 03/2021/TT-BTC ngày 11/01/2021 hướng dẫn về việc miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp khoa học công nghệ; Thông tư 76/2015/TT-BTC ngày 19/5/2015 Quy định lãi suất cho vay tín dụng đầu tư;…

Ngoài ra, khi có nhu cầu đăng ký thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ, chủ doanh nghiệp có thể thông qua các tổ chức, trung tâm có cung cấp dịch vụ này. Đây là một dịch vụ được khá nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm chọn lựa bởi những tiện ích vượt trội cũng như giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, sức lực trong việc thành lập doanh nghiệp.

Hiện tại trên thị trường có khá nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký doanh nghiệp. Với loại hình doanh nghiệp khoa học công nghệ đặc thù, chủ doanh nghiệp cần xét xét, lựa chọn kỹ lưỡng các đơn vị uy tín, chất lượng để đặt niềm tin.

Trung tâm đầu tư nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ thuộc quỹ đầu tư Khởi nghiệp Sáng tạo FUNDGO là một đơn vị đang được nhiều doanh nghiệp khoa học công nghệ tin tưởng và đồng hành. Đặc biệt, đây là đơn vị hiện đang cung cấp dịch vụ đăng ký Doanh nghiệp khoa học công nghệ trọn gói.

Với dịch vụ này của Trung tâm đầu tư nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ FUNDGO, doanh nghiệp sẽ được tối ưu hoá chi phí, tiết kiệm các khoản phí ở mức độ cao nhất mà vẫn đảm bảo được hiệu quả và các lợi ích cần thiết của doanh nghiệp.

Ngoài ra, đội ngũ tư vấn của Trung tâm đầu tư nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ FUNDGO là những người dày dạn kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, thái độ chuyên nghiệp, hướng dẫn tận tâm. Với dịch vụ đăng ký doanh nghiệp khoa học công nghệ trọn gói của FUNDGO, chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm tin tưởng cũng như tiết kiệm được chi phí, thời gian để xây dựng, quản lý và vận hành doanh nghiệp của mình.

TIN LIÊN QUAN

arrow left arrow right

Quỹ FUNDGO Đồng Hành Cùng Danang Venture And Angel Summit 2024 

Đà Nẵng Venture and Angel Summit 2024 (DAVAS 2024) là chương trình được tổ chức bởi Trung Tâm Hỗ Trợ Khởi Nghiệp Đổi Mới Sáng Tạo. DAVAS 2024 sẽ diễn ra trong hai ngày, từ ngày 31/5 đến 01/6/2024, với nhiều hoạt động hấp dẫn. Các nội dung chính của sự kiện bao gồm ba […]

Web3 – Bước Vào Một Hệ Sinh Thái Internet Mới

Trong thế giới công nghệ số, sự đổi mới không ngừng diễn ra. Và giờ đây, chúng ta đang đứng trước một bước chuyển mình quan trọng của Internet – Web3. Hãy tưởng tượng bạn đang bước vào một khu rừng rộng lớn, tươi tốt và rực rỡ sắc màu. Trong khu rừng này, mỗi […]

Thách thức và Cơ hội: AI trong Ngành Tài chính

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang từng bước thay đổi bộ mặt của nhiều ngành nghề, trong đó có ngành tài chính. Với khả năng xử lý và phân tích khối lượng lớn dữ liệu, đưa ra dự báo […]

KHÁM PHÁ SỰ GIAO THOA GIỮA TÀI SẢN THẾ GIỚI THỰC, TÀI CHÍNH KỸ THUẬT SỐ, TÀI CHÍNH PHI TẬP TRUNG, TÀI CHÍNH TRUYỀN THỐNG VÀ CHUỖI KHỐI: ĐA DẠNG HÓA, THÁCH THỨC, Ý NGHĨA VÀ CƠ HỘI

Hiện tại, các dịch vụ tài chính phải thông qua các định chế được cấp phép đóng vai trò trung gian để đảm bảo thực hiện các giao dịch. Nhưng với sự phát triển vũ bão của công nghệ và thực tế cuộc sống thì đây lại là một nút thắt. Sự phụ thuộc vào […]

Quỹ FUNDGO ra mắt chương trình ươm mầm khởi nghiệp FUNDGO Incubator

1. Hỗ trợ toàn diện cho các dự án tiềm năng Trong bối cảnh nhu cầu phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam ngày càng tăng, Quỹ Đầu tư Khởi nghiệp Sáng tạo FUNDGO hân hạnh giới thiệu chương trình FUNDGO Incubator nhằm hỗ trợ các dự án khởi nghiệp tiềm năng. […]

CÁCH NỀN KINH TẾ VẬN HÀNH

Nền kinh tế là trụ cột quyết định hoạt động của thế giới và ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về nó. Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về “nền kinh tế”, nhưng nó chủ yếu là một khu vực nơi hàng hóa được sản xuất, tiêu dùng và giao dịch.

VI