Ai cũng có thể khởi nghiệp, dù sớm hay muộn, quy mô lớn hay nhỏ, vốn nhiều hay ít. Tuy nhiên, câu hỏi nan giải đối với bất kỳ ai có ý định này là “Nên khởi nghiệp với nghề gì?”. Hãy cùng FundGo khám phá nào!
Thương mại điện tử
Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, thương mại điện tử đang thu hút số lượng lớn doanh nghiệp mở gian hàng mới chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trực tuyến, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của một “nghề nghiệp” mới mang tên “doanh nhân công nghệ”.
Trên thực tế đã chứng minh cho chúng ta thấy, những tiềm năng của thương mại điện tử không chỉ dừng lại ở việc tạo ra các giá trị cho doanh nghiệp, cho khách hàng mà còn chứa đựng cả những lời hứa hẹn về cơ hội phát triển sự nghiệp, việc làm cho tất cả những ai dám nghĩ dám làm, dám bứt phá ra khỏi cái ranh giới an toàn của bản thân.
Công nghệ tài chính (Fintech)
Công nghệ đã tác động rất lớn đến nền kinh tế khi làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng, tạo ra những đổi mới trong mô hình kinh doanh và bước đột phá trong các lĩnh vực khác nhau. Từ đó, một số xu hướng kinh doanh mới lấy nền tảng là công nghệ đã ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu mới của con người, đối mặt với những vấn đề liên quan đến môi trường và thích ứng với những sự thay đổi mới của thị trường.
Bên cạnh đó, Fintech luôn đi liền với ngành ngân hàng, tài chính nên nếu startup thành công, có thể được ngân hàng và các công ty tài chính mua lại hoặc rót vốn đầu tư. Bên cạnh đó, Fintech được xem là hướng đi phù hợp trong thời đại công nghệ, là giải pháp giảm thiểu chi phí cho các ngân hàng thương mại, nên đang được các cơ quan quản lý, Ngân hàng Nhà nước thúc đẩy và có chính sách phù hợp hơn, tạo thuận lợi cho các bạn trẻ khởi nghiệp trong lĩnh vực này.
Công nghệ chăm sóc sức khỏe
Có thể thấy, những startup ở Việt Nam trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang dần phát triển, Covid-19 đã làm thay đổi hành vi của những người trực tiếp làm về chăm sóc sức khỏe. Việc khám chữa bệnh từ xa được ứng dụng rộng rãi đang thay đổi nhận thức của người tiêu dùng.
Thực tế các startup đang tìm cách đẩy mạnh khoảng trống với dịch vụ chăm sóc tại nhà và từ xa, đồng thời cải thiện giao tiếp giữa bác sĩ và bệnh nhân. Tuy nhiên, sẽ mất một thời gian để lĩnh vực này có được động lực, từ việc thu hút các nhà đầu tư đến việc dành được sự tin tưởng của người tiêu dùng. Các công ty công nghệ y tế đang tham gia cuộc chơi, để phát triển lâu dài, có thể cần sự hợp tác dài hạn với các đối tác khác trong hệ sinh thái này.