Banner

Thị trường giày dép Việt Nam: đẩy mạnh phát triển hàng nội địa và bài toán khó cho doanh nghiệp

05/11/2022

Hiện nay, các thương hiệu nổi tiếng như Adidas, Puma, Nike, v.v tiếp tục chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, làm dấy lên cuộc chiến khốc liệt giữa các thương hiệu giày dép ngoại và hàng nội địa. Thậm chí, một số thương hiệu nổi tiếng như Biti’s, Thượng Đình cũng phải hụt hơi trong cuộc đua giành giật thị phần. Trước bối cảnh này, các doanh nghiệp Việt đã không ngừng sáng tạo, ứng dụng công nghệ để cho ra đời những tân binh sáng giá.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự ra đời của các Hiệp định thương mại, ngành giày dép Việt Nam đã có nhiều cơ hội để phát triển lên tầm cao mới. Tuy nhiên, chúng ta cũng đối mặt không ít thách thức buộc các doanh nghiệp trong ngành phải nỗ lực thích ứng để vượt qua và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Cụ thể, hai năm gần đây, thị trường giày dép nội địa đang bị bỏ ngỏ khi các sản phẩm ngoại nhập chiếm tới 60% thị phần. Con số này cho thấy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nội địa của nước ta thấp, sự ủng hộ của người tiêu dùng trong nước chưa đủ giúp sản phẩm giày dép mang thương hiệu Việt chiếm lĩnh thị trường. 

Các thương hiệu ngoại nhập chiếm lĩnh thị trường giày dép Việt Nam.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hàng nội địa khó cạnh tranh với hàng ngoại chính là các thương hiệu Việt chưa có sự bứt phá trong thiết kế, mẫu mã đến chất lượng sản phẩm. Minh chứng có thể thấy qua sự tụt dốc cho thương hiệu giày Thượng Đình. Từng là thương hiệu lớn trong và ngoài nước, song giày Thượng Đình lại quá chậm đổi mới và không bắt kịp thời cuộc dẫn đến kết quả kinh doanh ngày càng đi xuống. Với hơn 60 năm tuổi đời, giày Thượng Đình “già dặn” hơn nhiều so với các thương hiệu giày khác tại Việt Nam cả về mặt tuổi tác lẫn phong cách. Tuy nhiên, trong khi các doanh nghiệp khác liên tục phải thay đổi để bắt nhịp với thời kỳ hội nhập thì giày Thượng Đình gần như giậm chân tại chỗ và ngày càng tụt hậu. Theo báo cáo tài chính năm 2020, giày Thượng Đình có mức doanh thu giảm mạnh xuống 104 tỷ đồng, lỗ 114 tỷ đồng. Đến năm 2021, thương hiệu có khởi sắc hơn khi mức lỗ giảm gần 17,7 lần, tuy nhiên, nợ phải trả vẫn ở con số cao với mức 64,78 tỷ đồng. 

Giày Thượng Đình – thương hiệu 60 năm đang tụt dốc.

Tương tự như đàn anh, thương hiệu giày Biti’s cũng chịu sức ép sau nhiều năm vụt sáng. Ra đời vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, Biti’s nhanh chóng trở thành cái tên được chú ý với các mẫu sandal và giày thể thao có độ bền cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thương hiệu Biti’s phải chịu sức ép vô cùng lớn khi chậm ra các dòng sản phẩm mới. Do đó, cái tên Biti’s dần nhường chỗ cho các dòng sản phẩm thời thượng đến từ các thương hiệu lớn như Adidas, Puma, Nike, v.v. Trong hai năm 2020 và 2021, chuỗi tăng trưởng của thương hiệu liên tục bị gián đoạn và giảm dần. So với năm 2019, doanh thu năm 2021 của Biti’s giảm gần 40%, còn hơn 1.200 tỷ đồng. Lãi ròng trên báo cáo tài chính riêng lẻ của Biti’s (Công ty TNHH Sản xuất Hàng tiêu dùng Bình Tiên) xuống dưới 10 tỷ đồng, giảm hơn 90%.

Biti’s chịu sức ép lớn trước làn sóng hàng hiệu như Adidas, Puma, Nike, v.v đổ bộ Việt Nam.

Trước những thách thức, chúng ta buộc phải đưa ra những giải pháp, thay đổi và kịp thời thích ứng để đẩy mạnh sản xuất, phát triển và tiêu thụ các dòng sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng vừa đón đầu xu hướng thời trang và công nghệ. Nhiều doanh nghiệp mạnh dạn thay đổi tư duy, cho ra đời các dòng sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại. Trong đó, có thể kể đến Run Together –  đơn vị tiên phong cho ra đời dòng sản phẩm giày thể thao công nghệ gắn chip NFC đầu tiên tại Việt Nam. Đây là dòng sản phẩm có giá thành phải chăng, sử dụng chất liệu bọt khí Eva kết hợp với thiết kế theo động học Meta – Rocker, mang lại cảm giác đàn hồi êm ái cho bàn chân mà vẫn giữ được trọng lượng nhẹ. Đặc biệt, Run Together còn áp dụng công nghệ, tích hợp chip NFC vào đế giày nhằm kết nối với ứng dụng để đo lường và phân tích kết quả luyện tập. Người dùng có thể thống kê được số bước chân, số kilomet quãng đường chạy cũng như theo dõi được hành trình di chuyển của mình trên các tuyến đường. Bên cạnh đó, nắm bắt được gu thẩm mỹ của người tiêu dùng, đội ngũ Run Together đã tinh tế đưa ra nhiều lựa chọn màu sắc, giúp người dùng dễ dàng kết hợp được đa dạng trang phục trong mọi hoạt động. Dù mới ra mắt trong một thời gian ngắn, giày thể thao công nghệ Run Together vẫn được đón nhận tích cực từ giới báo chí, truyền thông và cộng đồng người chạy bộ. Theo báo cáo doanh thu các tháng gần đây, Run Together đều đạt chỉ tiêu đề ra, thậm chí có mức tăng trưởng gần 100% mỗi tháng. Đây là con số cho thấy Run Together có thể tự tin cạnh tranh cùng các thương hiệu khác. 

Giày thể thao công nghệ Run Together được thiết kế đẹp mắt với những tính năng nổi bật. 

Để có thể cạnh tranh cùng các thương hiệu ngoại, các dòng sản phẩm trong nước cần đổi mới, ứng dụng công nghệ 4.0 theo hướng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Tin rằng, với làn gió mới từ Run Together, thị trường giày thể thao nước ta sẽ có thêm động lực để phát triển và cho ra đời thêm nhiều dòng sản phẩm ưu Việt, nâng cao năng lực cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế. 

Chuyên mục:

TIN LIÊN QUAN

arrow left arrow right

Web3 – Bước Vào Một Hệ Sinh Thái Internet Mới

Trong thế giới công nghệ số, sự đổi mới không ngừng diễn ra. Và giờ đây, chúng ta đang đứng trước một bước chuyển mình quan trọng của Internet – Web3. Hãy tưởng tượng bạn đang bước vào một khu rừng rộng lớn, tươi tốt và rực rỡ sắc màu. Trong khu rừng này, mỗi […]

Thách thức và Cơ hội: AI trong Ngành Tài chính

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang từng bước thay đổi bộ mặt của nhiều ngành nghề, trong đó có ngành tài chính. Với khả năng xử lý và phân tích khối lượng lớn dữ liệu, đưa ra dự báo […]

KHÁM PHÁ SỰ GIAO THOA GIỮA TÀI SẢN THẾ GIỚI THỰC, TÀI CHÍNH KỸ THUẬT SỐ, TÀI CHÍNH PHI TẬP TRUNG, TÀI CHÍNH TRUYỀN THỐNG VÀ CHUỖI KHỐI: ĐA DẠNG HÓA, THÁCH THỨC, Ý NGHĨA VÀ CƠ HỘI

Hiện tại, các dịch vụ tài chính phải thông qua các định chế được cấp phép đóng vai trò trung gian để đảm bảo thực hiện các giao dịch. Nhưng với sự phát triển vũ bão của công nghệ và thực tế cuộc sống thì đây lại là một nút thắt. Sự phụ thuộc vào […]

2024: kinh tế khó khăn, startup Việt làm gì để hút vốn?

Trong bối cảnh tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, các quỹ đầu tư thắt chặt chi tiêu, Việt Nam vẫn là thị trường duy nhất tại Đông Nam Á có mức đầu tư tăng trong nửa đầu năm 2023 so với nửa cuối năm 2022. Theo báo cáo nền kinh tế số Đông […]

Chuyển đổi số 2024 có gì phải quan tâm?

Doanh nghiệp tại Việt Nam cần chú ý gì khi gia nhập làn sóng chuyển đổi số trong năm 2024? Nhiều điều không nên bỏ qua để doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Chuyển đổi số được xem là xu thế tất yếu với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam. Muốn tồn tại […]

2024: Đầu tư vàng, bất động sản hay chứng khoán?

Rất nhiều người dùng đang băn khoăn nên đầu tư tiền vào vàng, bất động sản hay chứng khoán trong năm 2024 trước những diễn biến đã xảy ra trong năm 2023. Năm 2023 đã chứng kiến những sự thăng trầm khác nhau giữa 3 lĩnh vực đầu tư được đông đảo người dân quan […]

Chuỗi cung ứng trong ngành công nghiệp Game

Chuỗi cung ứng trong ngành công nghiệp game đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ quá trình sản xuất đến phân phối và tiếp thị. Sự xuất hiện của GameFi – một biến thể của Game tài chính – đã mang đến những thay đổi đáng kể cho chuỗi cung ứng này. Các […]

GIÁ VÀNG TĂNG VỌT, CƠ HỘI ĐẦU TƯ KHÔNG THỂ BỎ QUA

Giá vàng trong nước chốt phiên sáng nay 26/12 tiếp tục tăng mạnh mẽ, vượt qua 80 triệu đồng/lượng, đây là ngưỡng cao nhất lịch sử tính đến thời điểm này. Điều đáng nói, trong phiên giao dịch sáng nay, giá vàng tăng theo từng phút, chỉ chưa đầy 3 giờ đồng hồ, vàng đã […]

Toàn cảnh đầu tư tài chính tháng 2/2023

Thị trường đầu tư tài chính tháng 2/2023 tiếp tục có nhiều biến động. Các lĩnh vực đầu tư truyền thông như chứng khoán, vàng, ngoại hối, bất động sản, chứng chỉ quỹ… ghi nhận nhiều sự thay đổi do ảnh hưởng của thị trường.

Bức tranh thị trường đầu tư Việt Nam năm 2022

Nhận định về tình hình kinh tế năm 2023, Chính phủ dự báo tăng trưởng có xu hướng chậm lại, nguy cơ suy thoái và các rủi ro về tài chính gia tăng. Vậy nhà đầu tư nên lựa chọn kênh “giữ tiền” nào để “chắc tay” lợi nhuận trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay?

VI