Nhận định về tình hình kinh tế năm 2023, Chính phủ dự báo tăng trưởng có xu hướng chậm lại, nguy cơ suy thoái và các rủi ro về tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng, lương thực, thông tin gia tăng. Vậy nhà đầu tư nên lựa chọn kênh “giữ tiền” nào để “chắc tay” lợi nhuận trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay? Hãy cùng FUNDGO tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Trong 3 quý đầu năm nay, nền kinh tế nước ta đã có sự phục hồi và tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, đến cuối năm,làn sóng suy thoái kinh tế đã có dấu hiệu bùng phát, không chỉ là hồi chuông cảnh báo cho riêng Việt Nam mà còn cho cả toàn thế giới.
Thị trường đầu tư Việt Nam cuối năm 2022 cho thấy nhiều biến động.
Thị trường chứng khoán
Trong năm 2022, thị trường chứng khoán (TTCK) đã trải qua những phiên điều chỉnh giảm mạnh bắt đầu từ tháng 4 cho đến nay dù có những nhịp phục hồi ngắn vào tháng 5 và tháng 8. Tính đến ngày 30/11, chỉ số VN-Index đạt 1.048,42 điểm, giảm 30% so với cuối năm 2021. Thanh khoản thị trường có xu hướng giảm liên tục trong giai đoạn này, với giá trị giao dịch bình quân giảm từ 26.299 tỷ đồng/phiên trong tháng 4 xuống còn 12.133 tỷ đồng/phiên trong tháng 11. Tuy nhiên, trong những phiên giao dịch cuối năm, thị trường đã dần hồi phục trở lại, đạt 1.094 điểm tại phiên giao dịch ngày 5/12/2022. Các chuyên gia đánh giá TTCK Việt Nam vẫn có triển vọng phục hồi và tăng trưởng tích cực hơn trong năm 2023 (khoảng 15-20%).
Thị trường bất động sản
Trải qua 2 năm điêu đứng vì COVID-19, thị trường BĐS vẫn chưa thể trở lại như kỳ vọng, ngay cả ở giai đoạn cuối năm thường được xem là thời điểm giao dịch nhà đất tăng mạnh nhất. Lĩnh vực bất động sản (BĐS) vẫn tiếp tục trụ hạng ở vị trí thứ 2 trong danh sách các ngành thu hút vốn đầu tư FDI trong 9 tháng đầu năm 2022 với hơn 3,5 tỷ USD, chiếm 19% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng chủ yếu tập trung vào thị trường BĐS công nghiệp. Dữ liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy nguồn cung bất động sản đang có xu hướng giảm rõ rệt. Tỷ lệ hấp thụ trong quý III/2022 chỉ đạt 33,5%, giảm mạnh so với giai đoạn nửa đầu năm; lượng giao dịch giảm hơn 50% so với cùng kỳ 2021. Mặc dù thị trường đang gặp nhiều khó khăn, nhưng BĐS vẫn được xem là kênh đầu tư chiếm lĩnh thị trường vì đây là sản phẩm có tính an toàn cao, phù hợp với tâm lý sở hữu nhà đất của người Việt.
BĐS tiếp tục là phương thức làm giàu được số đông nhà đầu tư lựa chọn.
Thị trường gửi tiết kiệm
Đối với thị trường gửi tiết kiệm, theo các báo đầu tư, nhu cầu tín dụng đã và đang cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Thống kê tới cuối tháng 6/2022 của Ngân hàng Nhà nước về tiền gửi của khách hàng tại tổ chức tín dụng cho thấy tiền gửi của người dân hiện hơn 5,61 triệu tỷ đồng, tăng 6,02% so với cuối năm ngoái. Những ngày qua, dòng tiền gửi tiết kiệm đang tiếp tục chảy vào ngân hàng sau khi sau khi Ngân hàng Nhà nước tăng trần lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng lên 5%/năm. Đây được đánh giá là mức lãi suất hấp dẫn trong bối cảnh các kênh đầu tư khác nhiều rủi ro hoặc không có mức sinh lợi như kỳ vọng của nhà đầu tư.
Với lãi suất hiện tại, gửi tiết kiệm đang là kênh trú ẩn tốt cho các nhà đầu tư.
Thị trường vàng, ngoại tệ
Ở một diễn biến khác, giá vàng trong nước và thế giới “nhảy múa” loạn nhịp. Giá vàng trong nước không có nhiều triển vọng tăng trong dài hạn khi tỷ giá USD/VND không có xu hướng giảm như năm 2021. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay tăng 0,19%, lên mức 1.795,2 USD/ounce. Giá vàng giao kỳ hạn tăng 0,25%, lên mức 1.804,75 USD/ounce. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngoại tệ tại Vietcombank cuối ngày 19/12, giá vàng thế giới tương đương 51,5 triệu đồng/lượng, thấp hơn 15,5 triệu đồng/lượng so với giá vàng SJC bán ra cuối ngày 19/12/2022. Giới chuyên gia kết luận vàng không phải là kênh đầu tư tốt hiện nay bởi chênh lệch giá vàng Việt Nam với thế giới quá cao nên các nhà đầu tư nên cân nhắc nếu muốn muốn mua bán hay đầu tư vàng.
Giá vàng thế giới và Việt Nam đang có sự chênh lệch lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro đầu tư.
Trước tình hình kinh tế khó khăn, việc tạo ra nguồn thu nhập thụ động quả thật cần thiết. Trường hợp bạn có số vốn lớn, muốn chờ đợi thời cơ làm giàu trong tương lai có thể chọn mua bất động sản. Nếu bạn là người không ngại rủi ro, muốn tìm kiếm “cơ hội đổi đời” nhanh thì có thể đầu tư vào cổ phiếu. Ngược lại, nếu bạn không thích mạo hiểm, không kỳ vọng quá nhiều vào khả năng sinh lời và muốn lựa chọn một kênh an toàn để “giữ tiền” có thể chọn gửi tiết kiệm hoặc trữ vàng. FUNDGO hy vọng bài viết sẽ phần nào giúp các bạn hiểu thêm về các kênh đầu tư phổ biến hiện nay cũng như đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn.
Đầu tư CCQ FUNDGO trên ứng dụng ONUS Nhằm giới thiệu thêm kênh đầu tư tiềm năng tới cộng đồng, Quỹ Đầu tư Khởi nghiệp Sáng tạo FUNDGO đã phối hợp với Công ty quản lý quỹ Trustpay và ONUS, ra mắt tính năng cho phép nhà đầu tư có thể sở hữu chứng chỉ […]
Thị trường đầu tư tài chính tháng 2/2023 tiếp tục có nhiều biến động. Các lĩnh vực đầu tư truyền thông như chứng khoán, vàng, ngoại hối, bất động sản, chứng chỉ quỹ… ghi nhận nhiều sự thay đổi do ảnh hưởng của thị trường.
Công nghệ blockchain ở Việt Nam đang được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như tài chính ngân hàng, sản xuất, viễn thông, v.v. Theo các chuyên gia, Việt Nam đang nằm trong số những quốc gia dẫn đầu trong cuộc đua blockchain. Các dự án và sản phẩm blockchain của Việt Nam gây được […]
Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học và công nghệ, chuyển đổi số đang dần khẳng định được vai trò tất yếu trong mọi ngành nghề, lĩnh vực và trở thành chiến lược cốt lõi đối với các doanh nghiệp muốn tăng sức cạnh tranh và củng cố vị trí trên thị trường. […]
Hiện nay, các thương hiệu nổi tiếng như Adidas, Puma, Nike, v.v tiếp tục chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, làm dấy lên cuộc chiến khốc liệt giữa các thương hiệu giày dép ngoại và hàng nội địa. Thậm chí, một số thương hiệu nổi tiếng như Biti’s, Thượng Đình cũng phải hụt hơi trong […]