Chuyển đổi số đang là mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp hướng đến, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện thành công. Theo thống kê của Hội các nhà Quản trị doanh nghiệp Việt Nam, đến thời điểm hiện tại có tới 90% doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại. Vậy nguyên nhân nào làm cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp không đạt như kỳ vọng? Cùng tìm hiểu những sai lầm mà đa số doanh nghiệp thường mắc phải trong bài viết sau đây.
6 sai lầm dẫn đến thất bại trong chuyển đổi số ở các doanh nghiệp Việt Nam
Mục tiêu, chiến lược chuyển đổi số không rõ ràng
Trước khi tiến hành chuyển đổi số, một trong những điều quan trọng nhất là phải xác định được mục tiêu và chiến lược phù hợp. Một mục tiêu và chiến lược đúng đắn sẽ là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp lên kế hoạch, thực thi, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh quá trình áp dụng công nghệ số một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp ảo tưởng về khả năng “đại thành công” của chuyển đổi số và đưa ra những mục tiêu không tưởng trong khoảng thời gian thực hiện ngắn. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đặt quá nhiều trọng tâm vào các vấn đề công nghệ mà quên phải đối chiếu với thực trạng, nguồn lực sẵn có và định hướng phát triển, dẫn đến xây dựng chiến lược rời rạc, không mang lại kết quả như mong đợi.
Mục tiêu không rõ ràng khiến doanh nghiệp dễ mất phương hướng trong quá trình chuyển đổi số.
Thiếu lãnh đạo có khả năng thúc đẩy đổi mới
Chuyển đổi số là sự thay đổi cấu trúc toàn diện nên cần sự tiên phong và dẫn dắt của các nhà lãnh đạo có khát vọng thay đổi và truyền cảm hứng. Họ phải là những người quyết đoán, biết cách thúc đẩy đổi mới và động viên các bộ phận trong suốt quá trình chuyển đổi. Tuy nhiên, ông Albert Antoine, chuyên gia cố vấn ngành khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, cho biết nhiều lãnh đạo Việt Nam thường sai lầm khi hiểu rằng chuyển đổi số chỉ đơn giản là mua phần mềm về và áp dụng. Một số lãnh đạo còn giao hoàn toàn nhiệm vụ tìm hiểu và thực hiện các thay đổi về công nghệ cho bộ phận IT và xem đây là trách nhiệm của riêng bộ phận này. Đó là sai lầm nghiêm trọng.
Lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt doanh nghiệp chuyển đổi số.
Lựa chọn công nghệ không phù hợp
Công nghệ quyết định 70% sự thành công của doanh nghiệp trong tất cả các bước chuyển đổi số. Tùy vào quy mô, mục tiêu, mô hình hoạt động mà doanh nghiệp có thể chọn ra các nền tảng công nghệ phù hợp. Hiện nay, hàng loạt công nghệ mới liên tục ra đời như blockchain, big data, AI, IoT, v.v., khiến các doanh nghiệp trở nên choáng ngợp. Nhiều doanh nghiệp “nhắm mắt” áp dụng tất cả những công nghệ tiên tiến nhất nhưng hệ thống hạ tầng lại quá cũ kỹ và không đủ khả năng đáp ứng. Khi đó, những công nghệ này không những không phát huy được giá trị của mình mà còn gây sức nặng lên hệ thống hiện tại, khiến chương trình chuyển đổi số của doanh nghiệp dễ đi đến thất bại.
Công nghệ thay đổi, nhưng văn hoá doanh nghiệp “bất động”
Văn hóa doanh nghiệp có vai trò lớn trong việc thúc đẩy sáng tạo và là yếu tố quyết định đến khả năng thành công của công cuộc chuyển đổi số. Doanh nghiệp muốn sử dụng công nghệ hiệu quả đòi hỏi đội ngũ nhân sự phải thay đổi tư duy cũ và cảm nhận được những mặt tích cực mà công nghệ đem lại. Nghiên cứu cho thấy xây dựng văn hóa doanh nghiệp chưa phải là mối quan tâm lớn nhất của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Ngoài ra, sự bảo thủ của nhiều doanh nghiệp cũng khiến nhân viên ngại bước ra khỏi vùng an toàn, ngại đổi mới, do đó mà việc triển khai chiến lược chuyển đổi số cũng trở nên gian nan và khó thực hiện hơn.
Đổi mới mô hình doanh nghiệp trước hết phải đổi mới tư duy đội ngũ nhân viên
Đánh giá quá cao lợi ích và đánh giá thấp chi phí
Chuyển đổi số cần được xem là một quá trình đầu tư hạn và đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc từ phía doanh nghiệp. Do vậy, để quá trình chuyển đổi số được diễn ra suôn sẻ, doanh nghiệp cần xem xét khả năng và bố trí các nguồn lực một cách phù hợp. Rất nhiều doanh nghiệp đã gặp thất bại trong chuyển đổi số khi kỳ vọng quá cao về lợi ích đạt được mà quên đi mức chi phí đầu tư tương xứng cần phải bỏ ra.
Lợi ích mong đợi từ chuyển đổi số cần phải đi đôi với mức đầu tư tương xứng.
Thiếu chuyên môn và kinh nghiệm về chuyển đổi số
Thiếu chuyên môn và kinh nghiệm trong chuyển đổi số sẽ khiến doanh nghiệp dễ mắc phải những sai lầm cơ bản, chẳng hạn như: chưa xác định được mục tiêu chuyển đổi số, quản lý tài chính và rủi ro chưa tốt, không đủ nguồn nhân lực, v.v. Tất cả những điều trên có thể dẫn đến một chuỗi sai lầm tiếp nối, làm cho chương trình chuyển đổi số của doanh nghiệp thất bại nhanh chóng. Một bài báo trên trang Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho thấy phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước còn chưa có nhiều kinh nghiệm về ứng dụng và khai thác các công nghệ hiện đại để thay đổi mô hình kinh doanh. Trong trường hợp này, sự tham gia của các đơn vị tư vấn, hỗ trợ chuyển đổi số là vô cùng cần thiết.
Quỹ đầu tư Khởi nghiệp Sáng tạo FundGo là một trong những đơn vị tiên phong hỗ trợ các doanh nghiệp tại Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và trên cả nước nói chung trong quá trình tham gia chuyển đổi số. Thời gian qua, Quỹ đã tham gia nhiều hoạt động, sự kiện cũng như liên kết với các trường cao đẳng, đại học trong khu vực tổ chức các buổi tư vấn, hướng nghiệp với mong muốn đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho quá trình chuyển đổi số.
Đại diện FundGo trao đổi trực tiếp với các đơn vị tại một sự kiện
FundGo vẫn đang tăng cường hỗ trợ các nguồn lực cần thiết, cố vấn cũng như kết nối đối tác nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận và áp dụng công nghệ số. Trong thời gian tới, Quỹ sẽ đẩy mạnh hợp tác với Liên minh Chuyển đổi số (DTS) giúp các doanh nghiệp triển khai chuyển đổi số hiệu quả, kiến tạo những giá trị mới, xây dựng lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Trong thế giới công nghệ số, sự đổi mới không ngừng diễn ra. Và giờ đây, chúng ta đang đứng trước một bước chuyển mình quan trọng của Internet – Web3. Hãy tưởng tượng bạn đang bước vào một khu rừng rộng lớn, tươi tốt và rực rỡ sắc màu. Trong khu rừng này, mỗi […]
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang từng bước thay đổi bộ mặt của nhiều ngành nghề, trong đó có ngành tài chính. Với khả năng xử lý và phân tích khối lượng lớn dữ liệu, đưa ra dự báo […]
Hiện tại, các dịch vụ tài chính phải thông qua các định chế được cấp phép đóng vai trò trung gian để đảm bảo thực hiện các giao dịch. Nhưng với sự phát triển vũ bão của công nghệ và thực tế cuộc sống thì đây lại là một nút thắt. Sự phụ thuộc vào […]
Nền kinh tế là trụ cột quyết định hoạt động của thế giới và ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về nó. Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về “nền kinh tế”, nhưng nó chủ yếu là một khu vực nơi hàng hóa được sản xuất, tiêu dùng và giao dịch.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, các quỹ đầu tư thắt chặt chi tiêu, Việt Nam vẫn là thị trường duy nhất tại Đông Nam Á có mức đầu tư tăng trong nửa đầu năm 2023 so với nửa cuối năm 2022. Theo báo cáo nền kinh tế số Đông […]
Giá vàng trong nước chốt phiên sáng nay 26/12 tiếp tục tăng mạnh mẽ, vượt qua 80 triệu đồng/lượng, đây là ngưỡng cao nhất lịch sử tính đến thời điểm này. Điều đáng nói, trong phiên giao dịch sáng nay, giá vàng tăng theo từng phút, chỉ chưa đầy 3 giờ đồng hồ, vàng đã […]
Doanh nghiệp khoa học công nghệ là gì? Được hưởng những chính sách và lợi ích nào? Các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ ra sao? Hãy cùng FUNDGO tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Là thế hệ không ngại thay đổi cũng như có khả năng thích ứng cao với những xu thế mới và tiến bộ công nghệ, học sinh, sinh viên là nguồn lực trụ cột của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Vậy nên, việc giúp cho các em nhận thức được vai […]