Thị trường giày dép Việt Nam và cơ hội vàng cho bước chuyển mình tích cực
28/07/2022
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự ra đời của các Hiệp định thương mại, ngành giày dép Việt Nam đã có nhiều cơ hội để phát triển lên tầm cao mới. Tuy nhiên, chúng ta cũng đối mặt không ít thách thức buộc các doanh nghiệp trong ngành phải nỗ lực thích ứng để vượt qua và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Những năm gần đây, ngành giày dép Việt Nam đang có những bước chuyển mình đầy tích cực. Trong hai năm dịch bệnh, nếu các quốc gia khác phải gặp phải không ít khó khăn khi các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, nhu cầu hàng hóa sụt giảm, hoạt động xuất khẩu bị đình trệ thì nước ta lại có lợi thế về phục hồi sản xuất sau dịch, có sự tăng trưởng mạnh về đơn hàng và kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể, trong khi tỷ trọng xuất khẩu giày dép toàn cầu của các quốc gia khác giảm nghiêm trọng, nước ta đã tăng tỉ trọng từ 2% lên 10,2%. Trong năm 2020, tổng cộng Việt Nam xuất khẩu khoảng 1,2 tỷ đôi giày và vươn lên đứng thứ hai thế giới về sản xuất da giày. Năm 2021, ngành giày dép Việt Nam nhanh chóng phục hồi sản xuất trong điều kiện “bình thường mới”, nâng kim ngạch xuất khẩu đạt 20 tỷ USD. Năm 2022, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu giày dép trong 4 tháng đầu năm đạt trên gần 7,32 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng tháng 4/2022 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 2,02 tỷ USD, tăng nhẹ 0,5% so với tháng 3/2022 và tăng 17,4% so với tháng 4/2021.
Ngành giày dép Việt Nam đầy tiềm năng phát triển
Theo đánh giá chung về triển vọng của ngành giày dép Việt Nam, hiện các dòng sản phẩm của nước ta đang ở mức trung bình với giá xuất khẩu là 16,64 USD, trong khi giá xuất khẩu của thế giới là 19,7 USD. Điều này cho thấy sản phẩm giày dép của Việt Nam đạt mức trung bình của thế giới và có giá trị khá cao so với các mặt hàng khác. Đặc biệt, các Hiệp định thương mại tự do như: Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, UKVFTA và Hiệp định RCEP được ký kết và có hiệu lực đã trở thành động lực lớn cho sự tăng trưởng của ngành giày dép Việt Nam trong thời gian tới. Chúng ta có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiện tại, mặt hàng giày dép của Việt Nam đã được xuất khẩu tới hơn 150 thị trường trên thế giới, tập trung ở những thị trường chính như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, v.v. Theo công ty Ken Research dự đoán, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm của thị trường hàng hóa thể thao nước ta sẽ là 19,5% trong giai đoạn 2018 – 2023. Trong đó, mặt hàng giày dép thể thao có tiềm năng phát triển lớn, có lợi thế so với các quốc gia cạnh tranh như: Trung Quốc, Myanmar, Ấn Độ và Campuchia.
Kim ngạch xuất khẩu của ngành giày dép Việt Nam liên tục tăng
Tuy nhiên, không thể phủ nhận ngành giày dép nước ta vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Theo Hiệp hội Da – giày – túi xách Việt Nam, ngành giày dép lâu nay chủ yếu là gia công và thiếu quy hoạch phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nên các doanh nghiệp trong nước chưa thể chủ động trong chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu, nâng cao giá trị gia tăng và giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập ngoại. Song song đó, thị trường giày dép nội địa lại đang bị bỏ ngỏ khi các sản phẩm ngoại nhập chiếm tới 60% thị phần. Con số này cho thấy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nội địa của nước ta thấp, sự ủng hộ của người tiêu dùng trong nước chưa đủ giúp sản phẩm giày dép mang thương hiệu Việt chiếm lĩnh thị trường. Cùng với đó, ngành giày dép Việt Nam cũng đối mặt với thách thức trong việc giải quyết vấn đề về chuỗi cung ứng lẫn nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. Chúng ta hiện tại vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu từ các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc. Đồng thời, dưới tác động của dịch bệnh, nhân công lao động trong ngành vẫn còn thiếu hụt và chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Trong khi đó, nguồn nhân lực hiện tại vẫn còn hạn chế về tay nghề, trình độ trong việc tiếp cận với công nghệ mới. Do đó, chúng ta còn gặp không ít khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ khác.
Ngành giày dép Việt Nam đối mặt không ít thách thức
Trước những thách thức, chúng ta buộc phải đưa ra những giải pháp, thay đổi và kịp thời thích ứng để đẩy mạnh sản xuất, phát triển và tiêu thụ các dòng sản phẩm giày dép Việt Nam. Chúng ta cần biết nắm bắt và tận dụng cơ hội nhờ vào các Hiệp định đã được ký kết, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Để cạnh tranh cùng các ông lớn, ngành giày dép Việt Nam cần tạo ra các dòng sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng vừa đón đầu xu hướng thời trang và công nghệ. Là thương hiệu quốc gia trong lĩnh vực giày dép, Biti’s đã nhanh chóng bắt kịp xu hướng thời trang, không ngừng cho ra mắt các dòng sản phẩm cao cấp, trẻ trung và đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, phong cách. Các dòng sản phẩm hiện tại của Biti’s đã cho thấy thương Việt Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh cũng như phát triển song song với những cái tên nổi bật trên thị trường quốc tế.
Dòng sản phẩm mới từ Biti’s
Trong thời đại 4.0, với sự phát triển khoa học công nghệ, ngành giày dép Việt Nam phải tận dụng lợi thế, tự làm mới bản thân, đẩy mạnh hoạt động sản xuất và cung cấp các dòng sản phẩm chất lượng, đổi mới sáng tạo. Các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy, ứng dụng công nghệ vào sản phẩm nhằm tăng khả năng tiêu thụ trong thị trường nội địa cũng như tăng sức cạnh tranh với các thương hiệu lớn. Vừa mới đây, Run Together là đơn vị tiên phong cho ra đời dòng sản phẩm giày thể thao công nghệ gắn chip NFC đầu tiên tại Việt Nam.
Giày công nghệ Run Together – sản phẩm giày thể thao gắn chip NFC đầu tiên tại Việt Nam
Đây là sản phẩm sáng tạo mang thương hiệu Việt và được chứng nhận quyền tác giả với Bộ Logo Run Together và Phần mềm máy tính Run Together – Be Healthy. Sự ra đời của giày công nghệ Run Together đã cho thấy được bước tiến quan trọng, tạo nên một làn sóng mới, đem đến các sản phẩm đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực thể dục, thể thao.
Giày thể thao công nghệ Run Together được thiết kế đẹp mắt với những tính năng nổi bật
Để phát huy tối đa tiềm năng trong kinh doanh và phát triển các dòng sản phẩm giày dép Việt Nam, các thương hiệu trong nước cần xây dựng chính sách đổi mới công nghệ, phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất nguyên phụ liệu, ứng dụng công nghệ 4.0 theo hướng nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm giày dép; phát triển thương hiệu, hệ thống phân phối tại thị trường trong nước và quốc tế. Tin rằng, với những nỗ lực và thế mạnh hiện tại, ngành giày dép Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
Hội thảo Techfest – Whise 2023 với chủ đề “Kinh tế tuần hoàn – Đổi mới sáng tạo và nhu cầu của doanh nghiệp trước xu thế chuyển đổi tài chính, công nghệ xanh” đã được diễn ra vào ngày 24/11/2023 tại Hội trường Thành ủy, số 111 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, Thành […]
Vòng chung kết cuộc thi “Ý tưởng Học sinh sinh viên khởi nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần II 2023” ( INNOBE 2023) đã được diễn ra tại Trường Đại học trà Vinh vào ngày 14/11 vừa qua. Đây là một hoạt động ý nghĩa, góp phần thúc đẩy tinh thần khởi […]
Hội nghị Blockchain quốc tế lần thứ 20 (20th world web 3.0 NFT meta-Marvels Bangkok 2023) đã diễn ra vào ngày 20/10/2023 vừa qua tại Bangkok, Thái Lan. Sự kiện này đã thu hút sự tham gia của hơn 1000 đại biểu, với hơn 50 diễn giả, trong đó có gần 150 đại biểu quốc […]
Ngày 17/10/2023, Quỹ Đầu tư Khởi nghiệp Sáng tạo FUNDGO đã tham dự lễ kỷ niệm 3 năm thành lập CLB Doanh nhân và Khởi nghiệp Việt Nam (VSBC) tại Trống Đồng Place, 02 Lãng Yên, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Trải qua 3 năm thành lập và phát triển, VSBC đã trở […]
Ngày 10/10/2023, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ đã thông qua hồ sơ đăng ký tăng vốn góp của Quỹ đầu tư Khởi nghiệp Sáng tạo FUNDGO theo thông báo số 10087/TB-ĐKKD. Quỹ Đầu tư Khởi nghiệp Sáng tạo FUNDGO chính thức tăng vốn từ: 34.732.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Ba mươi […]
HanaGold với mô hình “tiệm kim hoàn 4.0”, khi ứng dụng công nghệ vào việc kinh doanh vàng bạc đá quý, là một trong những startup xuất hiện trong chương trình Shark Tank số đầu tiên mùa 5 năm 2022 đã tạo ra được rất nhiều sự chú ý. Tuy nhiên, sau màn thuyết trình, […]
Đầu tư CCQ FUNDGO trên ứng dụng ONUS Nhằm giới thiệu thêm kênh đầu tư tiềm năng tới cộng đồng, Quỹ Đầu tư Khởi nghiệp Sáng tạo FUNDGO đã phối hợp với Công ty quản lý quỹ Trustpay và ONUS, ra mắt tính năng cho phép nhà đầu tư có thể sở hữu chứng chỉ […]
Với mong muốn mở rộng và phát triển của quỹ FUNDGO trong việc hỗ trợ các dự án khởi nghiệp sáng tạo. Ngày 18/09/2023, Đại hội Nhà đầu tư đã tiến hành họp và ra quyết định thành lập Văn phòng Đại diện Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo FUNDGO tại Đà Nẵng. Văn […]
Đà Nẵng, ngày 07/9/2023 – Trường Đại học Duy Tân (TP. Đà Nẵng) vừa trở thành điểm hội tụ của cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại thành phố này khi cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Đà Nẵng – SURF 2023 đã diễn ra vòng sơ loại. Sự kiện […]