Banner

Chuyển đổi số tại Việt Nam – giải pháp phát triển tất yếu cho các doanh nghiệp trong thời đại 4.0

30/08/2022

Làn sóng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội và trở thành một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Dưới tác động của dịch COVID-19, chuyển đổi số là nhu cầu khách quan và là giải pháp sinh tồn để các doanh nghiệp duy trì và phát triển. 

Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số (Digital Transformation) là sự tích hợp đầy đủ các công nghệ số vào tất cả các lĩnh vực của doanh nghiệp để thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và đem đến những giá trị mới cho khách hàng.

Đối với Việt Nam, chuyển đối số có thể được hiểu là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud), v.v. nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, và văn hóa công ty.

Chuyển đổi số là quá trình ứng dụng những tiến bộ về công nghệ số vào mô hình doanh nghiệp.

Chuyển đổi số mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Theo báo cáo của của hai công ty nghiên cứu thị trường Gartner và International Data Corporation IDC, chuyển đổi số mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp.

Thu hẹp khoảng cách giữa các phòng, ban 

Khi ứng dụng chuyển đổi số, thông tin giữa các phòng, ban trong doanh nghiệp được kết nối với một nền tảng hệ thống công nghệ đồng nhất, đảm bảo việc giao tiếp trong và ngoài nội bộ. Điều này sẽ giúp cho các vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp được giải quyết ngay khi xảy ra, giúp cho sự vận hành trong doanh nghiệp không bị tắc nghẽn.

Tăng sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị 

Tham gia quá trình chuyển đổi số, ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ có thể chủ động và dễ dàng theo dõi các hoạt động của doanh nghiệp như: nhân viên ghi nhận doanh số, biến động nhân sự, khách hàng tìm hiểu sản phẩm thể hiện trên các phần mềm quản trị doanh nghiệp, v.v. Điều này sẽ giúp giảm sự chậm trễ, cho phép ban lãnh đạo quản lý doanh nghiệp hiệu quả và minh bạch hơn so với mô hình truyền thống.

Cắt giảm chi phí và tối ưu hóa năng suất nhân viên

Nhờ chuyển đổi số, những công việc đơn giản và ít tạo giá trị như tìm kiếm thông tin, nhập dữ liệu, lập báo cáo, v.v., có thể được tự động thực hiện mà doanh nghiệp không cần chi trả cho nhân viên. Vì vậy, nhân viên sẽ có thêm thời gian để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện các công việc quan trọng khác mang lại nhiều giá trị kinh tế hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tăng doanh thu và tiết kiệm được một khoản chi phí vận hành.

Nâng cao khả năng cạnh tranh

Các giải pháp quản trị và vận hành chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả, chính xác và chất lượng. Đồng thời, chuyển đổi số cho phép doanh nghiệp tiếp cận thông tin chi tiết về dữ liệu lịch sử của khách hàng (bao gồm số lượng và mức độ tương tác, sở thích, khuynh hướng, v.v.), từ đó có thể cung cấp chính xác và nhanh chóng dịch vụ mà khách hàng đang tìm kiếm, mở rộng mạng lưới khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh và tính cạnh tranh.

Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

Theo báo cáo của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, tính đến cuối năm 2021, cả nước có khoảng 870 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động. Quy mô các cơ sở sản xuất kinh doanh ở Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ (chiếm trên 94%), còn lại là các doanh nghiệp quy mô lớn. Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tuy chiếm tỷ trọng đáng kể về số lượng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp. Cụ thể, có 80% đến 90% máy móc sử dụng là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên 1980 – 1990. 

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều rào cản trong quá trình chuyển đổi số như thiếu kỹ năng và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi số (16,7%), thiếu tư duy hoặc các thách thức về văn hóa số trong doanh nghiệp (15,7%), v.v. 

Dù vậy, báo cáo cũng chỉ ra một số các số liệu khả quan khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đang từng bước tập trung phát triển công nghệ đám mây (18%), an ninh mạng (12,7%), nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số (10,7%). 

Cho tới thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp Việt đã bắt kịp xu hướng chuyển đổi số của thế giới, có thể kể đến một số ví dụ như: nhiều công ty sử dụng chatbot được hỗ trợ bởi AI để trả lời các câu hỏi đơn giản của khách hàng trên trang web, BIDV đã triển khai thành công hệ thống đăng ký trực tuyến BIDV Smart Banking giúp khách hàng dễ dàng mở tài khoản mà không cần ra quầy giao dịch, Vinamilk đã áp dụng mô hình Agile và phát triển phần mềm để đưa sản phẩm đến tay khách hàng, Viettel Post thiết kế phần mềm quản lý bán hàng đa kênh hợp nhất ViettelSale phục vụ những chủ cửa hàng có nhu cầu quản lý chuỗi kinh doanh, v.v.

Vừa qua, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành nhiều Nghị quyết, chương trình liên quan đến chuyển đổi số, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam chủ động khai thác triệt để các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghệ mang lại.

Phần mềm Chatbot được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Khó khăn đối với doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số 

Thách thức doanh nghiệp tại Việt Nam gặp phải khi chuyển đổi số.

Khó khăn về nguồn tài chính 

Các dự án chuyển đổi số thường cần nhiều chi phí đầu tư, trong khi năng lực tài chính của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khá hạn chế. Chi phí triển khai chuyển đổi số không chỉ bao gồm chi phí đầu tư các công nghệ số, mà có thể phát sinh thêm các chi phí như: chi phí thay đổi quy trình, đào tạo nhân sự để thích ứng với quy trình mới, chi phí đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin, chi phí trong việc xây dựng hệ thống, v.v.

Khó khăn trong thay đổi văn hóa tổ chức 

Chuyển đổi số có thể dẫn đến việc thay đổi hoàn toàn thói quen và cách làm việc của nhân viên và lãnh đạo. Điều này có nghĩa là sẽ có sự thay đổi về vai trò, phòng, ban hoặc tái cơ cấu lại tổ chức, văn hoá doanh nghiệp theo một hướng mới. Đối với doanh nghiệp nhỏ thì đây không phải là khó khăn quá lớn, nhưng đối với doanh nghiệp vừa và lớn có cơ cấu tổ chức phức tạp thì đây là một rào cản đáng lo ngại. 

Khó khăn về năng lực triển khai

Những doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm về ứng dụng, khai thác công nghệ thường gặp nhiều khó khăn trong việc quyết định thực hiện chuyển đổi số như thế nào và lựa chọn các giải pháp ra sao. Chuyển đổi số nếu chỉ nằm trong kế hoạch mà không có nhân lực phù hợp triển khai thì cũng trở nên vô nghĩa. Quá trình này đòi hỏi nhân sự phải có kiến thức và kinh nghiệm về cả kinh doanh và công nghệ, được sự tin tưởng của bộ máy lãnh đạo. Các doanh nghiệp quy mô càng lớn thì việc đào tạo, bồi dưỡng những kỹ năng mới cho nhân sự để bắt kịp với sự thay đổi sẽ càng khó khăn, phức tạp.

Khó khăn về các giải pháp chuyển đổi số

Hiện nay, các giải pháp chuyển đổi số trên thị trường trong và ngoài nước rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, để xác định được đâu là giải pháp phù hợp với điều kiện, nhu cầu của doanh nghiệp không phải là điều đơn giản. Hầu hết các doanh nghiệp quyết định lựa chọn mua giải pháp thông qua tư vấn của các nhà cung cấp giải pháp công nghệ và đôi khi chưa thực sự khách quan và phù hợp với mô hình kinh doanh. 

Trước những khó khăn và thách thức đó, cần có các cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, cung cấp đánh giá khách quan về ưu, nhược điểm của các giải pháp công nghệ, giúp doanh nghiệp có đủ thông tin để quyết định lựa chọn. 

Nhận thức được tầm quan trọng và tính tất yếu của chuyển đổi số đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, FundGo đã phối hợp với nhiều hiệp hội, cơ quan, đoàn thể để tăng cường phủ sóng chuyển đổi số đến các doanh nghiệp ở Cần Thơ nói riêng và Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung. 

Đại diện FundGo tham gia các sự kiện với tầm nhìn thúc đẩy chuyển đổi số trong khu vực và trên cả nước.

Thông qua các sự kiện và chương trình mà FundGo tham gia, hợp tác tổ chức, các doanh nghiệp sẽ được giới thiệu về cách áp dụng công nghệ mới cũng như các bước cơ bản để tiến hành chuyển đổi số như: xây dựng chiến lược, đánh giá nguồn lực hiện có (hiện trạng, nhân sự, tài chính v.v), để chọn ra công nghệ và phương pháp triển khai phù hợp với quy mô và lĩnh vực hoạt động.

Trong thời gian tới, Quỹ sẽ tăng cường kết nối thêm với các tổ chức về thương mại điện tử, hiệp hội tài chính trong và ngoài nước để cập nhật thêm các xu hướng và giải pháp mới, phổ biến kiến thức, giúp các dự án và doanh nghiệp tự tin thực hiện chuyển đổi số.

Category:

RELEVANT NEWS

arrow left arrow right

Web3 – Bước Vào Một Hệ Sinh Thái Internet Mới

Trong thế giới công nghệ số, sự đổi mới không ngừng diễn ra. Và giờ đây, chúng ta đang đứng trước một bước chuyển mình quan trọng của Internet – Web3. Hãy tưởng tượng bạn đang bước vào một khu rừng rộng lớn, tươi tốt và rực rỡ sắc màu. Trong khu rừng này, mỗi […]

Thách thức và Cơ hội: AI trong Ngành Tài chính

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang từng bước thay đổi bộ mặt của nhiều ngành nghề, trong đó có ngành tài chính. Với khả năng xử lý và phân tích khối lượng lớn dữ liệu, đưa ra dự báo […]

KHÁM PHÁ SỰ GIAO THOA GIỮA TÀI SẢN THẾ GIỚI THỰC, TÀI CHÍNH KỸ THUẬT SỐ, TÀI CHÍNH PHI TẬP TRUNG, TÀI CHÍNH TRUYỀN THỐNG VÀ CHUỖI KHỐI: ĐA DẠNG HÓA, THÁCH THỨC, Ý NGHĨA VÀ CƠ HỘI

Hiện tại, các dịch vụ tài chính phải thông qua các định chế được cấp phép đóng vai trò trung gian để đảm bảo thực hiện các giao dịch. Nhưng với sự phát triển vũ bão của công nghệ và thực tế cuộc sống thì đây lại là một nút thắt. Sự phụ thuộc vào […]

CÁCH NỀN KINH TẾ VẬN HÀNH

Nền kinh tế là trụ cột quyết định hoạt động của thế giới và ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về nó. Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về “nền kinh tế”, nhưng nó chủ yếu là một khu vực nơi hàng hóa được sản xuất, tiêu dùng và giao dịch.

2024: kinh tế khó khăn, startup Việt làm gì để hút vốn?

Trong bối cảnh tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, các quỹ đầu tư thắt chặt chi tiêu, Việt Nam vẫn là thị trường duy nhất tại Đông Nam Á có mức đầu tư tăng trong nửa đầu năm 2023 so với nửa cuối năm 2022. Theo báo cáo nền kinh tế số Đông […]

GIÁ VÀNG TĂNG VỌT, CƠ HỘI ĐẦU TƯ KHÔNG THỂ BỎ QUA

Giá vàng trong nước chốt phiên sáng nay 26/12 tiếp tục tăng mạnh mẽ, vượt qua 80 triệu đồng/lượng, đây là ngưỡng cao nhất lịch sử tính đến thời điểm này. Điều đáng nói, trong phiên giao dịch sáng nay, giá vàng tăng theo từng phút, chỉ chưa đầy 3 giờ đồng hồ, vàng đã […]

Doanh nghiệp khoa học công nghệ là gì?

Doanh nghiệp khoa học công nghệ là gì? Được hưởng những chính sách và lợi ích nào? Các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ ra sao? Hãy cùng FUNDGO tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Innovative Startup with Students as the Focus

Students are the backbone of the innovative startup ecosystem since they are not afraid of change and are highly adaptable to new trends and technological advancements. Therefore, it is crucial to educate students about the significance of innovative startups as well as stimulate their desire to start a business.

EN