기치

과학기술기업이란 무엇인가?

13/03/2023

과학기술기업이란 무엇인가? 어떤 정책과 혜택을 누리고 있나요? 과학기술기업 설립을 위한 등록 절차는 무엇입니까? 아래 기사에서 FUNDGO와 함께 알아볼까요?

과학기술기업이란 무엇인가?

Doanh nghiệp khoa học công nghệ được định nghĩa là doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khoa học và công nghệ để tạo ra sản phẩm, hàng hoá từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Các chính sách ưu đãi và lợi ích đối với doanh nghiệp khoa học công nghệ

Là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, có tính đặc thù cao nên doanh nghiệp khoa học công nghệ cũng được hưởng nhiều chính sách ưu đãi và những lợi ích cụ thể. Trong đó, điển hình phải kể tới chính sách: Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; Miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; Ưu đãi tín dụng; Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu thương mại hoá kết quả KHCN; Hỗ trợ khuyến khích ứng dụng, đổi mới công nghệ.

  • Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp:

Các doanh nghiệp khoa học công nghệ được hưởng chính sách miễn thuế 4 năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 tháng tiếp theo. Ngoài ra, doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong 3 năm thì năm đầu tiên tính thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ 4.

Một lưu ý quan trọng đó là điều kiện về doanh thu hình thành từ kết quả khoa học công nghệ phải đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu năm của doanh nghiệp

  • Miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước:

Theo quy định của pháp luật về đất đai, các doanh nghiệp khoa học công nghệ được miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước. Điều này được quy định trong các nghị định, thông tư của Nhà nước, Chính phủ đã ban hành như: Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014; Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 9/9/2016; Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14/11/2017; Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014; Thông tư số 333/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016.

  • Doanh nghiệp khoa học công nghệ được hưởng những ưu đãi tín dụng:

Các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành với mức lãi suất hiện hành là 8,55%/năm.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp khoa học công nghệ được tài trợ, cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay và bảo lãnh để vay vốn. Đồng thời được xem xét, cấp bảo lãnh tín dụng để vay vốn tại các tổ chức cho vay.

  • Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu thương mại hoá kết quả khoa học và công nghệ

Các doanh nghiệp khoa học công nghệ được hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, thương mại hoá kết quả khoa học và công nghệ.

Cụ thể như: Hưởng ưu đãi thuế xuất – nhập khẩu; Ưu tiên không thu phí dịch vụ khi sử dụng máy móc, thiết bị tại cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ của nhà nước; Sử dụng quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp và các nguồn huy động vốn hợp pháp khác để thương mại hoá kết quả khoa học công nghệ; Được ưu tiên tham gia các dự án hỗ trợ thương mại hoá kết quả khoa học công nghệ, tài sản trí tuệ của nhà nước; Miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; Ưu tiên xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học công nghệ;

  • Hỗ trợ khuyến khích ứng dụng, đổi mới công nghệ

Bên cạnh đó, doanh nghiệp khoa học công nghệ được thừa hưởng những chính sách hỗ trợ có lợi như:

Được tạo điều kiện hỗ trợ vốn, bảo lãnh vốn, hỗ trợ lãi suất tối đa 50% lãi suất vay vốn tại ngân hàng thương mại với doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động giải mã công nghệ; Doanh nghiệp có dự án tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa xem xét cho vay.

Ngoài ra, doanh nghiệp khoa học công nghệ tự đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước. Một số trường hợp sẽ được nhà nước xem xét mua lại kết quả đó.

Đồng thời được ưu tiên trong việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ, được công nhận, đăng ký lưu hành sản phẩm từ kết quả khoa học và công nghệ. Cũng như được vinh danh, khen thưởng khi có thành tích trong hoạt động khoa học công nghệ, thương mại hoá sản phẩm từ kết quả khoa học và công nghệ.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ

Doanh nghiệp khoa học công nghệ được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Trong đó, điều kiện thành lập gồm:

  • Có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu.
  • Có khả năng tạo ra hoặc ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định và công nhận.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần có văn bản xác nhận, công nhận kết quả khoa học công nghệ như: Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; Bằng chứng nhận giải thưởng do các cơ quan có thẩm quyền xét tặng; Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; Các văn bản khác có giá trị pháp lý tương đương.

Cùng đó là các quyết định công nhận, chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Hoặc giấy xác nhận, giấy thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước.

Giấy chứng nhận Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ (Ảnh: Run Together)

Các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ

Để được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục sau:

  • Bước 1. Doanh nghiệp tự kiểm tra điều kiện cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo điều kiện nêu tại mục 1.
  • Bước 2. Chuẩn bị hồ sơ, bao gồm:

(1) Đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2019/NĐ-CP;

(2) Văn bản xác nhận, công nhận kết quả khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực), thuộc một trong các văn bản sau:

– Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

– Quyết định công nhận giống cây trồng mới, giống vật nuôi mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới, tiến bộ kỹ thuật;

– Bằng chứng nhận giải thưởng đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về khoa học và công nghệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp tổ chức xét tặng giải thưởng hoặc đồng ý cho tổ chức xét tặng giải thưởng;

– Quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; Giấy xác nhận hoặc giấy thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước;

– Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;

– Các văn bản xác nhận, công nhận khác có giá trị pháp lý tương đương.

(3) Phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2019/NĐ-CP.

  • Bước 3. Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ nêu trên.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Khoa học và Công nghệ nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; hoặc

Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

– Các kết quả khoa học và công nghệ được hình thành từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt; có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh trong phạm vi cả nước; có vai trò quan trọng nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia; giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên vùng, nhất là môi trường, sức khỏe; hạ tầng công nghệ thông tin – viễn thông;

– Doanh nghiệp được thành lập từ việc chuyển đổi tổ chức khoa học và công nghệ công lập mà đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ tại Bộ Khoa học và Công nghệ;

– Sở Khoa học và Công nghệ chưa đủ điều kiện kỹ thuật đánh giá kết quả khoa học và công nghệ và có văn bản đề nghị Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ xem xét cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

– Doanh nghiệp có chi nhánh, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và có văn bản đề nghị Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Hình thức nộp: Hồ sơ được nộp trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực tuyến.

Run Together – Một dự án thuộc hệ sinh thái đầu tư của FUNDGO nhận chứng nhận Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ 2023 (Ảnh: Run Together)

Đăng ký doanh nghiệp khoa học công nghệ ở đâu?

Hiện tại, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ đã được hướng dẫn cụ thể trong các văn bản, công văn, thông tư mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Chẳng hạn như công văn số 1048/BKHCN-PTTTDN ngày 16/4/2019 hướng dẫn cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ; Thông tư 03/2021/TT-BTC ngày 11/01/2021 hướng dẫn về việc miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp khoa học công nghệ; Thông tư 76/2015/TT-BTC ngày 19/5/2015 Quy định lãi suất cho vay tín dụng đầu tư;…

Ngoài ra, khi có nhu cầu đăng ký thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ, chủ doanh nghiệp có thể thông qua các tổ chức, trung tâm có cung cấp dịch vụ này. Đây là một dịch vụ được khá nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm chọn lựa bởi những tiện ích vượt trội cũng như giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, sức lực trong việc thành lập doanh nghiệp.

Hiện tại trên thị trường có khá nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký doanh nghiệp. Với loại hình doanh nghiệp khoa học công nghệ đặc thù, chủ doanh nghiệp cần xét xét, lựa chọn kỹ lưỡng các đơn vị uy tín, chất lượng để đặt niềm tin.

Trung tâm đầu tư nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ thuộc quỹ đầu tư Khởi nghiệp Sáng tạo FUNDGO là một đơn vị đang được nhiều doanh nghiệp khoa học công nghệ tin tưởng và đồng hành. Đặc biệt, đây là đơn vị hiện đang cung cấp dịch vụ đăng ký Doanh nghiệp khoa học công nghệ trọn gói.

Với dịch vụ này của Trung tâm đầu tư nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ FUNDGO, doanh nghiệp sẽ được tối ưu hoá chi phí, tiết kiệm các khoản phí ở mức độ cao nhất mà vẫn đảm bảo được hiệu quả và các lợi ích cần thiết của doanh nghiệp.

Ngoài ra, đội ngũ tư vấn của Trung tâm đầu tư nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ FUNDGO là những người dày dạn kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, thái độ chuyên nghiệp, hướng dẫn tận tâm. Với dịch vụ đăng ký doanh nghiệp khoa học công nghệ trọn gói của FUNDGO, chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm tin tưởng cũng như tiết kiệm được chi phí, thời gian để xây dựng, quản lý và vận hành doanh nghiệp của mình.

관련 뉴스

왼쪽 화살표 오른쪽 화살표

5번의 화려한 결승전으로 베트남의 무술 폐막

전문 MMA 이벤트인 GMA(Gods Of Martial Arts) - 베트남 무술이 5개의 흥미진진한 결승전으로 마무리되었으며, 팬들을 만족시키는 결과를 얻었습니다. 강렬하고 극적인 라운드를 통해 토너먼트 최고의 복서 5인이 [...]

베트남 핀테크 서밋 2024(VFS)

Techfest Vietnam 2024의 틀 내에서 2024년 11월 26일 오전 Pullman Hotel에서 베트남 소프트웨어 및 정보 기술 서비스 협회(VINASA)와 Fintech Community - Techfest Vietnam이 공동으로 베트남 핀테크 서밋 2024(VFS)를 주최했습니다. VFS 2024 […]

성공적인 INNOBE 2024 대회 결승전을 축하합니다

2024년 11월 22일 오후, '제3회 메콩델타지역 학생 아이디어 공모전 - INNOBE 2024' 최종 라운드 폐막식이 성황리에 진행됐다. 이 행사는 가장 혁신적인 스타트업 아이디어를 찾고 기리는 긴 여정을 마무리합니다. [...]

Fundgo 재단, DAVAS 2024에서 혁신 협력 양해각서 체결

"창의성에 도달 - 전 세계적으로 연결"이라는 주제로 다낭 벤처 및 엔젤 서밋 2024 국제 컨퍼런스(DAVAS 2024)에는 수만 달러에서 수백만 달러까지 자본금을 조달하여 30개의 국내외 스타트업이 참여했습니다. 그 중 03개의 프로젝트가 [...]

호치민시와 메콩델타 관광 혁신 스타트업 대회

2018년 호치민시에서 처음 개최된 이 대회는 중요한 이정표를 세웠으며, 창의적인 관광 아이디어의 발판이 되어 새로 창출된 관광 스타트업 생태계와 혁신을 촉진하는 데 기여했습니다. 업계에 기회를 열어 [...]

다낭 벤처 및 엔젤 서밋 2024에 수반되는 FUNDGO 기금 

다낭 벤처 및 엔젤 서밋 2024(DAVAS 2024)는 혁신 창업 지원 센터가 주최하는 프로그램입니다. DAVAS 2024는 2024년 5월 31일부터 6월 1일까지 이틀 동안 많은 흥미로운 활동으로 개최됩니다. 이벤트의 주요 내용은 세 가지 [...]

KO