Web3 – 새로운 인터넷 생태계로의 진입
디지털 기술의 세계에서는 혁신이 끊임없이 일어나고 있습니다. 그리고 지금 우리는 인터넷의 중요한 변화인 Web3에 직면해 있습니다. 당신이 광활하고 무성하며 다채로운 숲에 들어가고 있다고 상상해 보십시오. 이 숲에서는 모든 […]
27/09/2022
Khởi nghiệp hiện đang là một trào lưu phổ biến ở Việt Nam khi ngày càng có nhiều bạn trẻ có đam mê kinh doanh và tư duy dám nghĩ – dám làm. Tuy nhiên, chính sự non trẻ và thiếu kinh nghiệm khiến các startup gặp nhiều khó khăn và mắc không ít sai lầm trên hành trình khởi nghiệp. Nắm rõ những điều nên làm và không nên làm là một trong những nền tảng then chốt giúp các startup đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Mọi ý tưởng khởi nghiệp đều đòi hỏi một quá trình phát triển hợp lý và khoa học để có thể triển khai và hiện thực hóa. Khi đó, việc lập ra một bản kế hoạch chi tiết, mô tả tả cụ thể từng giai đoạn phát triển là yếu tố không thể thiếu. Bản kế hoạch cần bao gồm các nội dung như mục tiêu, cách tiếp cận vốn và khách hàng, chiến lược quảng bá và tiếp thị, quản lý tài chính, v.v. Việc xác định được kế hoạch ngay từ ban đầu sẽ giúp các startup tự tin hơn vào ý tưởng, không bị mơ hồ và từng bước đạt được các mục tiêu đã đặt ra.
Kế hoạch kinh doanh cụ thể là kim chỉ nam cho startup trên hành trình khởi nghiệp.
Khi mới bắt đầu ở quy mô nhỏ, nhiều chủ startup thường có thói quen chỉ đạo nhân viên làm nhiều việc khác nhau, đụng đâu làm đấy. Tuy nhiên, điều này sẽ gây cản trở đến chất lượng công việc và phát sinh mâu thuẫn khi quy mô startup ngày càng lớn. Do vậy, việc xây dựng hệ thống quản lý chuyên nghiệp ngay từ ban đầu là vô cùng cần thiết. Để làm được điều này, startup cần chia các phòng, ban và phân công nhiệm vụ phù hợp với từng nhóm nhân sự, đồng thời có quy trình hướng dẫn cụ thể về nội dung, tiêu chí đánh giá, cách thức làm việc và phối hợp giữa các bộ phận, v.v. Hệ thống quản lý chuyên nghiệp và bài bản sẽ giúp startup tối ưu hóa năng suất và khai thác hiệu quả năng lực, sức sáng tạo cũng như tiềm năng của đội ngũ nhân viên.
Nếu như tiếp thị và bán hàng mang đến giá trị kinh tế thì việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng và đối tác là nền tảng vững chắc cho sự tồn tại và phát triển bền vững của các startup. Lượng khách hàng thường xuyên là điều kiện giúp startup đảm bảo được doanh thu ổn định về lâu dài. Ngoài ra, trong bối cảnh xã hội không ngừng phát triển và mức độ cạnh tranh trên thị trường đang ngày càng trở nên gay gắt thì việc tạo dựng nhiều mối quan hệ đối tác là một trong những giải pháp hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích cho cả đôi bên như nâng cao lợi nhuận, gia tăng vị thế cạnh tranh, hợp tác cùng phát triển, v.v. Do đó, startup nên cố gắng tìm kiếm càng nhiều mối quan hệ đối tác càng tốt, trước hết là thông qua những người quen biết như người thân, bạn bè, sau đó là thông qua các sự kiện, hội thảo, nơi hội tụ nhiều đơn vị và nhà đầu tư uy tín.
Quan hệ hợp tác tốt là động lực thúc đẩy sự hoàn thiện và phát triển của startup.
Kỹ năng là một yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ một công việc nào, đặc biệt là đối với những người trẻ mong muốn thực hiện ý tưởng khởi nghiệp. Để có được thành công, các bạn trẻ cần phải nỗ lực rèn dũa, không ngừng học hỏi những kỹ năng cần thiết như quản lý tài chính, phân tích thị trường, đàm phán, giao tiếp, lãnh đạo, uỷ quyền, v.v. Những kỹ năng này là bước đệm quan trọng giúp các bạn tự tin vận hành và kiểm soát dự án khởi nghiệp của mình.
Có một câu nói rất hay về startup đó là “Muốn đi nhanh thì đi một mình nhưng muốn đi xa thì phải đi cùng nhau”. Thật vậy, khởi nghiệp không phải là một quá trình dễ dàng và thường ẩn chứa nhiều rủi ro nên khi bắt đầu, startup có thể kinh doanh theo nhóm bằng cách tìm kiếm những người có chung chí hướng để góp vốn và cùng điều hành dự án. Khởi nghiệp cùng nhóm không chỉ giúp startup chia sẻ công việc, tiếp thêm sức lực và trí tuệ, mà còn giúp đảm bảo nguyên tắc quản trị khi các quyết định về kinh doanh và quản trị doanh nghiệp đều dựa trên quyết định của tập thể. Ngoài ra, startup cũng nên tìm kiếm sự cố vấn từ các cá nhân, tổ chức có uy tín để đưa ra những lời khuyên, chiến lược phù hợp nhằm giúp dự án được vận hành tốt và hiệu quả.
Một trong những sai lầm mà startup hay mắc phải chính là bỏ qua bước phân tích mức độ cạnh tranh của các công ty đối thủ. Đây là một việc làm quan trọng, giúp startup biết được những điểm mạnh, điểm yếu trong chiến lược, từ đó có cơ sở để đối chiếu và tìm ra những điểm cần cải thiện cho dự án của mình. Thêm vào đó, startup cần cố gắng sáng tạo, đổi mới sản phẩm để nổi bật trên thị trường, tránh trùng lặp và nâng cao tính cạnh tranh với sản phẩm của đối thủ.
Đánh giá đối thủ cạnh tranh một cách chi tiết và cụ thể giúp doanh nghiệp thiết lập định hướng và đưa ra các chiến lược marketing hiệu quả.
Trong thời đại công nghệ và phương tiện truyền thông phát triển như vũ bão, marketing là giải pháp thiết yếu và khách quan giúp startup mở rộng phạm vi quảng bá sản phẩm đến với khách hàng. Vì thế, việc triển khai các kế hoạch truyền thông từ phương thức truyền miệng đến quảng cáo trên các kênh truyền hình, mạng xã hội là một trong những khâu quan trọng không thể bỏ qua. Tuy nhiên, startup nên có sự tham khảo và cân nhắc lựa chọn các hình thức truyền thông phù hợp với ngân sách hiện có. Nếu ngân sách dư dả, startup có thể thuê các đơn vị chuyên nghiệp thực hiện các chiến dịch marketing cho dự án. Ngược lại, nếu ngân sách thấp, startup có thể tận dụng các nền tảng xã hội để tăng khả năng tiếp cận cho sản phẩm của mình.
Mạng xã hội trở thành công cụ marketing lý tưởng cho mọi startup.
Nguồn vốn là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự sống còn của mọi doanh nghiệp, nhất là đối với startup. Khi bắt đầu một dự án khởi nghiệp, startup phải đầu tư ngân sách cho rất nhiều hoạt động nhưng lại thường gặp khó khăn khi vay vốn từ ngân hàng do doanh thu chưa ổn định, tài sản đảm bảo không có. Trong trường hợp này, nhà đầu tư và quỹ đầu tư trở thành hai nguồn gọi vốn lý tưởng, giúp các startup giải quyết nỗi lo về tài chính. Ngoài hỗ trợ về mặt vốn, họ còn đem đến cho startup nhiều thứ khác như kinh nghiệm, mối quan hệ, sự cố vấn, v.v.
Hiện nay, có rất nhiều quỹ đầu tư với danh mục đa dạng, đội ngũ chuyên môn cao và quy trình đầu tư bài bản đang hoạt động trên cả nước. Trong đó có thể kể đến Quỹ đầu tư Khởi nghiệp Sáng tạo FundGo. Dù mới ra mắt không lâu nhưng Quỹ đã tích cực tham gia, tổ chức nhiều hoạt động, cuộc thi nhằm tìm kiếm các dự án khởi nghiệp đột phá và tiềm năng. Quỹ cũng kết nối và phối hợp với nhiều cơ quan, ban, ngành, trường Đại học và Cao đẳng trong và ngoài khu vực phát triển các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các bạn trẻ có mong muốn khởi nghiệp ngay từ trên ghế nhà trường. FundGo tự tin là nơi ươm mầm và là đơn vị đồng hành đáng tin cậy cho mọi startup trên hành trình theo đuổi ước mơ và hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp.
FundGo đẩy mạnh tổ chức nhiều cuộc thi nhằm tìm kiếm các tài năng trẻ ngay từ ghế nhà trường
Nhiều bạn trẻ thường thắc mắc liệu khởi nghiệp có khó không, câu trả lời là “Chắc chắn có”, nhưng đó là điều đương nhiên và cũng không đáng sợ nếu startup có đủ kiến thức và biết mình nên trang bị những gì. Hy vọng rằng, bài blog này sẽ góp phần giúp các startup có sự chuẩn bị đầy đủ nhất và tốt nhất để sẵn sàng chắp cánh cho ước mơ khởi nghiệp của mình.
범주: