Web3 – 새로운 인터넷 생태계로의 진입
디지털 기술의 세계에서는 혁신이 끊임없이 일어나고 있습니다. 그리고 지금 우리는 인터넷의 중요한 변화인 Web3에 직면해 있습니다. 당신이 광활하고 무성하며 다채로운 숲에 들어가고 있다고 상상해 보십시오. 이 숲에서는 모든 […]
24/10/2022
Những năm gần đây, công nghệ blockchain đã có những chuyển biến tích cực và trở thành xu hướng công nghệ nổi bật tại Việt Nam. Với những ứng dụng đột phá và phong phú, blockchain được đánh giá là mảnh đất màu mỡ cho các startup công nghệ cũng như hệ sinh thái khởi nghiệp của cả nước. Vậy công nghệ này đã chứng minh được tiềm năng của mình như thế nào?
Theo thống kê của Infinity Blockchain Lab, công nghệ blockchain hiện đang được áp dụng vào hàng loạt các lĩnh vực tại Việt Nam như dịch vụ tài chính (hơn 83%), chuỗi cung ứng (40%), dịch vụ công cộng (30%), năng lượng (30%), giáo dục (30%), v.v. Nhiều doanh nghiệp lớn cũng đã bắt đầu tận dụng công nghệ này vào hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel đã ứng dụng blockchain vào quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân, giúp lưu trữ lại toàn bộ lịch sử khám, chữa bệnh của người dân, hay Vietcombank ứng dụng blockchain trên ngân hàng số VBC Digibank nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng, v.v.
Blockchain hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực ở Việt Nam.
Thị trường blockchain Việt Nam đang dần gây dấu ấn và khẳng định vị thế so với các quốc gia khác trên thế giới. Theo Hiệp hội Blockchain Việt Nam, trong top 200 công ty blockchain toàn cầu, có khoảng 5-7 công ty do người Việt sáng lập. Khoảng 10 startup của người Việt Nam trong lĩnh vực blockchain có vốn hóa trên 100 triệu USD. Việt Nam đã xuất hiện những “kỳ lân” công nghệ như VNG, VNLife, Sky Mavis, v.v. Trong đó, tựa game Axie Infinity do Sky Mavis phát hành đã phát triển với giá trị vốn hóa từng vượt mốc 9,7 tỷ USD chỉ trong chưa đầy 3 năm. Đến nay, Việt Nam có hơn 200 tựa game blockchain và đang đứng đầu thị trường. Theo báo cáo từ Chainalysis, công ty phân tích thị trường blockchain (Mỹ), Việt Nam đang có những xếp hạng ấn tượng như khi đứng đầu về chỉ số tiếp nhận tiền mã hóa và đứng thứ 2 về chỉ số tiếp nhận DeFi.
Việt Nam đứng đầu về chỉ số chấp nhận tiền mã hoá với điểm tuyệt đối là 1 (Số liệu thống kê từ Chainalysis).
Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhất cho blockchain. Nguyên nhân là do tỷ lệ dân số trẻ, tầng lớp trung lưu chiếm đa số – đây là nhóm sẵn sàng tiếp nhận công nghệ mới. Bên cạnh đó, chính phủ bắt đầu có những chính sách ủng hộ khởi nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp 4.0. Năm 2018, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ra Quyết định số 2813/QĐ-BKHCN phê duyệt Chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025: “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0”, trong đó blockchain được xếp thứ 2 sau trí tuệ nhân tạo (AI) trong loạt các sản phẩm của công nghệ chủ chốt.
Thị trường blockchain Việt Nam được dự đoán tăng trưởng hai con số giai đoạn 2023-2027 và sẽ là môi trường khởi nghiệp đầy hứa hẹn cho các startup công nghệ nước nhà. Báo cáo của MarketsandMarkets cho thấy thị trường thiết bị liên quan đến blockchain tại Việt Nam dự kiến đạt giá trị gần 2,5 tỷ USD vào năm 2026, quy mô tăng gấp 5 lần so với năm 2021. Theo số liệu từ Tổng Cục Thống Kê năm 2020, số lượng startup blockchain tại Việt Nam đã vượt qua con số 80. Đã có hơn 10 sàn giao dịch và khoảng 10 doanh nghiệp kêu gọi vốn qua blockchain được công bố bởi các công ty Việt Nam dù phần lớn các công ty này đều có trụ sở tại nước ngoài. Một số dự án huy động vốn điển hình tại Việt Nam đã gây được tiếng vang lớn trên thế giới có thể kể đến như Kyber Network (khoảng 52 triệu USD), TomoChain (7,5 triệu USD) và BigBOM (khoảng 1 tỷ token).
Hơn 1 năm đi vào hoạt động, Kyber hiện đã xây dựng được hệ sinh thái lớn bậc nhất trên nền tảng Ethereum.
Thêm vào đó, sự ra đời của các tổ chức như Hiệp hội Blockchain Việt Nam và Liên minh Blockchain Việt Nam đã đánh dấu một bước tiến mới của ngành khoa học công nghệ trong nước. Những tổ chức này sẽ đóng vai trò là nơi giới chuyên môn gặp gỡ, nghiên cứu, thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp blockchain nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái blockchain nói riêng cũng như nền kinh tế số của cả nước nói chung.
Tuy blockchain có nhiều lợi thế và tiềm năng bứt phá, nhưng Việt Nam hiện vẫn chưa có hành lang pháp lý cụ thể cho lĩnh vực này. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến các startup blockchain người Việt thường đặt trụ sở tại nước ngoài để dễ dàng hoạt động và gọi vốn. Thiếu hụt nguồn nhân lực cũng là một trong những vấn đề nan giải đối với các startup blockchain tại Việt Nam. Nguyên nhân chính là do blockchain còn là thuật ngữ khá mới mẻ, lại chưa có trong các chương trình đào tạo ở các trường học hay cơ sở giảng dạy nên Việt Nam vẫn chưa có được nhân sự chuyên sâu cho ngành. Hiện nay, mọi người đều phải tự tìm tòi, học hỏi ở các tài liệu nước ngoài hoặc trong quá trình làm việc. Ngoài ra, số lượng các tổ chức, đơn vị đứng ra hỗ trợ các startup trong lĩnh vực blockchain vẫn còn khá khan hiếm.
Tại Đồng bằng sông Cửu Long, Quỹ đầu tư Khởi nghiệp Sáng tạo FundGo là đơn vị ưu tiên đầu tư vào các dự án công nghệ, đặc biệt là blockchain. Quỹ sở hữu mạng lưới đối tác rộng cùng đội ngũ cố vấn dày dặn kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ, tài chính, luật pháp, v.v., cam kết hỗ trợ các startup blockchain từ giai đoạn cố vấn đến quá trình thực hiện và quảng bá dự án. FundGo đã đồng hành và đầu tư cho nhiều dự án công nghệ nổi bật như Hesman Legend, HanaGold, Run Together, v.v. Bên cạnh đó, Quỹ còn hợp tác tổ chức nhiều hoạt động, workshop nhằm phổ biến kiến thức, kỹ năng liên quan đến blockchain cho các bạn trẻ, góp phần đào tạo đội ngũ nhân lực chất lực cao cho ngành.
FundGo tích cực phối hợp với nhiều đơn vị tổ chức các buổi workshop chia sẻ kiến thức blockchain tại các trường đại học, cao đẳng trong khu vực.
Có thể thấy, tiềm năng của công nghệ blockchain đang ngày càng được khai thác mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội vươn mình cho thị trường blockchain cũng như các startup công nghệ nước nhà trong kỷ nguyên số. Đây cũng sẽ là đòn bẩy giúp Việt Nam bứt tốc phát triển, khẳng định vị thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
범주: