베트남은 한국으로부터 자원과 혁신 기업을 유치하기 위한 우선 메커니즘을 구축합니다.
베트남은 한국 투자, 특히 다음 번 베트남 시장에서 발전하는 스타트업과 혁신 기업을 유치하기 위한 많은 매력적인 인센티브를 통해 유리한 투자 환경을 적극적으로 구축하고 있습니다. 오프닝 멘트 [...]
10/01/2024
Doanh nghiệp tại Việt Nam cần chú ý gì khi gia nhập làn sóng chuyển đổi số trong năm 2024? Nhiều điều không nên bỏ qua để doanh nghiệp chuyển đổi số thành công.
Chuyển đổi số được xem là xu thế tất yếu với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam. Muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp không những phải nhanh chóng thích ứng xu thế số hóa mà còn phải xây dựng được chiến lược chuyển đổi số phù hợp, đầu tư công nghệ và đào tạo nhân lực số.
Đó là nhận định của ông Đặng Thái Cường, phó tổng giám đốc Quỹ Đầu tư Khởi nghiệp Sáng tạo FUNDGO, về xu thế chuyển đổi số tất yếu đã, đang và sẽ diễn ra tại Việt Nam. Theo ông Cường, có rất nhiều lý do để các doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi số. “Thứ nhất, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình, giảm thiểu chi phí vận hành. Thứ hai, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp đổi mới mô hình kinh doanh, tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới. Thứ ba, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mới và mở rộng thị trường”, ông Cường cho biết.
Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã chuyển đổi số thành công, mang lại sự hiệu quả cả về hoạt động lẫn kinh doanh. Chẳng hạn, Tập đoàn FPT đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ số, chuyển đổi các quy trình nội bộ, xây dựng hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ số. Không những vậy, dịch vụ chuyển đổi số của tập đoàn này cũng tăng trưởng khủng khiếp, chỉ trong 10 tháng đầu năm 2023 đã đạt 8.838 tỉ đồng, tăng đến 49% so với cùng kỳ năm ngoái. FPT được đánh giá là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về chuyển đổi số tại Việt Nam.
Một công ty khác không thuộc lĩnh vực công nghệ là Tập đoàn Vinamilk cũng đã mạnh dạn số hóa quy trình sản xuất, phân phối và tối ưu hóa chuỗi cung ứng bằng công nghệ, nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua các ứng dụng số. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng trong nước cũng ứng dụng công nghệ số trong các sản phẩm dịch vụ, chuyển đổi số hoạt động ngân hàng bán lẻ, mang lại trải nghiệm khách hàng tốt hơn…
“Tình hình chuyển đổi số ở Việt Nam đang có nhiều khởi sắc. Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số và bắt đầu đầu tư vào công nghệ số. Tuy nhiên, tốc độ chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chậm so với các nước trong khu vực. Cần có thêm nhiều chính sách để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình chuyển đổi số quốc gia”, ông Cường đề xuất.
Tại hội nghị Tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa diễn ra cuối năm 2023, phó thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết rất thích một câu nói của Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng: “Đối với việc khó phải có cách tiếp cận, cách xử lý khác, phải thay đổi tư duy, cách làm”. Theo đó, chuyển đổi số là việc không dễ với những vấn đề về hành lang pháp lý, về thay đổi thói quen của mọi người. Do đó, cần phải áp dụng nhiều phương thức, có thể là tạo ra sự hứng khởi, thú vị, có thể là vận động thuyết phục, hoặc có thể là “ép” bằng các quy định pháp luật thì mới có thể triển khai thành công chuyển đổi số. Đó chính là thay đổi tư duy, sáng tạo ra cách làm mới đối với một vấn đề khó.
Trong khi đó, nhằm đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 và Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030, chính phủ đang rất tập trung xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ phù hợp. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số như chiến lược quốc gia về chuyển đổi số, chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp đầu tư công nghệ số. Bên cạnh đó, các bộ ngành cũng triển khai nhiều chương trình hỗ trợ về tài chính, đào tạo nguồn nhân lực số.
Nhận định về xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam năm 2024, ông Cường cho rằng: “Năm 2024, chuyển đổi số sẽ bùng nổ mạnh mẽ hơn tại Việt Nam”. Theo ông Cường, hầu hết các doanh nghiệp sẽ có chiến lược chuyển đổi số rõ ràng. Trong đó, các công nghệ mới như AI, dữ liệu lớn, điện toán đám mây sẽ được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như chăm sóc khách hàng, hoạch định chiến lược, quản trị chuỗi cung ứng. “Chuyển đổi số sẽ tạo ra những thay đổi lớn về mô hình kinh doanh và mang lại nhiều cơ hội phát triển mới”, ông Cường dự đoán.
Ngoài ra,ông Cường cũng cho rằng xu hướng chuyển đổi số xanh theo các tiêu chuẩn ESG (môi trường – xã hội – quản trị doanh nghiệp) đang là xu thế tất yếu. Đây là các tiêu chí đánh giá tính bền vững và trách nhiệm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần lồng ghép các mục tiêu ESG vào chiến lược phát triển và hoạt động kinh doanh của mình…
범주: 펀드고