베트남은 한국으로부터 자원과 혁신 기업을 유치하기 위한 우선 메커니즘을 구축합니다.
베트남은 한국 투자, 특히 다음 번 베트남 시장에서 발전하는 스타트업과 혁신 기업을 유치하기 위한 많은 매력적인 인센티브를 통해 유리한 투자 환경을 적극적으로 구축하고 있습니다. 오프닝 멘트 [...]
11/11/2022
Công nghệ blockchain ở Việt Nam đang được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như tài chính ngân hàng, sản xuất, viễn thông, v.v. Theo các chuyên gia, Việt Nam đang nằm trong số những quốc gia dẫn đầu trong cuộc đua blockchain. Các dự án và sản phẩm blockchain của Việt Nam gây được tiếng vang trên thị trường thế giới, tạo ra nhiều nền tảng, giải pháp công nghệ hữu ích và dần mở ra cơ hội để nước ta trở thành trung tâm blockchain của thế giới.
Với đặc điểm nổi bật là tính minh bạch và phi tập trung, blockchain đang tạo ra những bước đột phá trong nhiều ngành khác nhau. Năm 2021, trong lĩnh vực tài chính, khoảng 6.000 tỷ USD được giao dịch trên nền tảng Ethereum, so với 1.250 tỷ USD qua kênh thanh toán trung gian (Paypal), 13.000 tỷ USD qua kênh thanh toán quốc tế (VISA). Các quốc gia như UAE, Estonia, Luxembourg, Thụy Sỹ, v.v. cũng đã đưa blockchain vào quản lý dân cư, căn cước điện tử. Bên cạnh đó, blockchain cũng tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc tạo ra các Digital twin (bản sao kỹ thuật số của một vật thể hay hệ thống thực tế) trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện ở các quốc gia.
Công nghệ blockchain dần tạo nên vị thế của mình với những thành tựu nổi bật.
Theo báo cáo của Grand View Research, quy mô thị trường công nghệ blockchain toàn cầu được định giá 5,92 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 85,9% từ năm 2022 – 2030. Trong khi đó, thị trường châu Á – Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR nhanh nhất trong giai đoạn dự báo. Chính phủ các nước như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, Hàn Quốc, v.v. đã và đang thúc đẩy việc sử dụng công nghệ blockchain. Ví dụ, vào năm 2019, chính phủ Hàn Quốc đã công bố khoản đầu tư 880 triệu USD vào các dự án phát triển blockchain. Theo Market Research Future, sự tăng trưởng của thị trường blockchain chủ yếu là do nhu cầu gia tăng về nhận dạng số trên toàn cầu cũng như vốn hóa ngày càng tăng của các loại tiền điện tử liên quan. Hơn nữa, việc áp dụng ngày càng nhiều các nền tảng nhận dạng dựa trên công nghệ blockchain ở một số quốc gia trên toàn thế giới cũng thúc đẩy thị trường này phát triển trong khung thời gian dự báo.
Sự phát triển của công nghệ blockchain Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn trên thị trường thế giới. Các chuyên rgia đã nhận định rằng Việt Nam hiện tại là một trong những thị trường tiềm năng hàng đầu cho blockchain. Theo thống kê, tính đến năm 2021, thị trường blockchain Việt Nam có khoảng 3.800 dự án khởi nghiệp. Theo Hiệp hội Blockchain Việt Nam, trong số top 200 công ty, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dựa trên công nghệ blockchain, có 5 – 7 doanh nghiệp do người Việt Nam thành lập. Việt Nam cũng là 1 trong 5 quốc gia đi đầu về blockchain và hiện có khoảng 10 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực blockchain do người Việt Nam sáng lập có vốn hóa trên 100 triệu USD.
Việt Nam là điểm sáng về công nghệ blockchain.
Ngoài ra, Việt Nam có mức độ chấp nhận cao với các giao dịch tiền mã hóa. Theo báo cáo Global Crypto Adoption Index năm 2022, Việt Nam tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng về chỉ số chấp nhận tiền mã hóa toàn cầu, với số điểm tuyệt đối là 1. Đây là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam dẫn đầu trong danh sách này, theo sau là Philippines (0,753 điểm), Ukraine (0,694 điểm), Ấn Độ (0,663 điểm) và Mỹ (0,653 điểm).
Bên cạnh đó, theo báo cáo Toàn cảnh Đổi mới sáng tạo mở tại Việt Nam của BambuUP, Việt Nam đang có những thứ hạng ấn tượng như Top 1 về chỉ số sở hữu tiền mã hóa với 41% người dân sở hữu (Finder); Top 2 về chỉ số tiếp nhận DeFi (Chainalysis); Top 3 về số lượng người dùng ví Metamask hàng tháng. Đồng thời, Việt Nam cũng là quốc gia sở hữu nhiều dự án crypto và blockchain nổi bật mang tầm vóc toàn cầu như Axie Infinity (AXS), Coin98 (C98), Kyber Network (KNC), TomoChain (TOMO), Kardia Chain,…v.v.
Axie Infinity – một trong những kỳ lân về công nghệ blockchain của Việt Nam.
Đây là những tiềm năng vô cùng to lớn và hy vọng Việt Nam sẽ phát huy tối đa tiềm năng này, trở thành một trung tâm quy tụ về blockchain và công nghệ, thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, để con đường tiến đến vị thế này trở nên dễ dàng hơn, Việt Nam cần phải khắc phục một số vấn đề trước mắt. Một thách thức đến từ việc phát triển quá nhanh của công nghệ chuỗi khối là thiếu nhân lực chất lượng cao. Các lập trình viên tuy nhiều, nhưng số lượng người có chuyên môn cao và hiểu rõ sức mạnh của blockchain lại không bao nhiêu cũng như chưa có nhiều chương trình đào tạo về công nghệ này. Tình trạng này đã khiến việc tuyển dụng nhân sự trong ngành khá khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu và tốc độ tăng trưởng của công nghệ chuỗi khối. Một thách thức khác là chính sách và hành lang pháp lý. Tại Việt Nam chưa có quy định pháp luật cụ thể về tiền điện tử và công nghệ blockchain. Dù các dự án blockchain của Việt Nam trong thời gian qua đã rất thành công nhưng phải đặt trụ sở ở nước ngoài, trong khi thị trường và nhân lực hầu hết đều ở Việt Nam. Vì thế, chính phủ nên sớm thiết lập và hoàn thiện hành lang pháp lý về cơ chế, chính sách để hỗ trợ tối đa các startup và các doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng blockchain, để ngành công nghệ blockchain có thể phát triển tốt tại Việt Nam.
Nhà nước thảo luận để xây dựng hành lang pháp lý phát triển blockchain ở Việt Nam.
Mặc dù còn một vài bài toán khó nhưng thị trường blockchain Việt Nam vẫn đang thể hiện nhiều thành tích vượt bậc. Để thị trường công nghệ chuỗi khối phát triển đúng hướng, lành mạnh, phát huy được tiềm năng trở thành trung tâm blockchain của thế giới, chúng ta cần đẩy mạnh bổ sung các cơ chế, chính sách, thúc đẩy và nâng cao năng lực của các doanh nghiệp cũng như chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực này.
범주: