베트남은 한국으로부터 자원과 혁신 기업을 유치하기 위한 우선 메커니즘을 구축합니다.
베트남은 한국 투자, 특히 다음 번 베트남 시장에서 발전하는 스타트업과 혁신 기업을 유치하기 위한 많은 매력적인 인센티브를 통해 유리한 투자 환경을 적극적으로 구축하고 있습니다. 오프닝 멘트 [...]
08/11/2022
Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học và công nghệ, chuyển đổi số đang dần khẳng định được vai trò tất yếu trong mọi ngành nghề, lĩnh vực và trở thành chiến lược cốt lõi đối với các doanh nghiệp muốn tăng sức cạnh tranh và củng cố vị trí trên thị trường. Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đang cho thấy nhiều tín hiệu tích cực, đây là giai đoạn vàng để nước ta thu hẹp khoảng cách với các quốc gia khác trên thế giới.
Nhận thấy được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong việc gia tăng hiệu quả hoạt động và sự phát triển bền vững, nhiều công ty, doanh nghiệp trên toàn thế giới đã nhanh chóng gia nhập vào “cuộc đua” chuyển đổi số. Theo Công ty nghiên cứu thị trường Gartner Inc, chi tiêu chuyển đổi số toàn thế giới sẽ đạt 2,39 nghìn tỷ USD vào năm 2024 so với mức dưới 1 nghìn tỷ USD năm 2017, đồng nghĩa với mức tăng trưởng kép 13,9%/năm.
Làn sóng chuyển đổi số toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ.
Theo kết quả nghiên cứu của McKensey, vào năm 2025, mức độ tác động của chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ sẽ rơi vào khoảng 25%, Brazil là 35%, và các nước châu Âu là khoảng 36%. Bên cạnh đó, nghiên cứu năm 2017 của Microsoft cho thấy tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP các nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương là khoảng 6%, năm 2019 là 25% và tới năm 2021 là 60%. Từ đây, có thể thấy khả năng tác động của chuyển đổi số đối với tăng trưởng GDP là rất lớn.
Khảo sát của Microsoft về chuyển đổi số tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng chỉ ra rằng, trước và sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, có tới 74% lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng đổi mới đóng vai trò quan trọng với khả năng chống chịu của doanh nghiệp; 98% các doanh nghiệp tiên phong trong quá trình đổi mới đều tin rằng đổi mới là chìa khóa để đối diện thách thức và bứt phá chuyển mình trên thị trường. Nhìn chung, các công ty tiến hành chuyển đổi số thành công có lợi nhuận cao hơn 23% so với các công ty vận hành theo mô thức truyền thống.
Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á ghi nhận rằng quy mô kinh tế số của Việt Nam năm 2021 đạt 21 tỷ USD, đóng góp khoảng 6% GDP của cả nước, xếp thứ 3/6 thị trường lớn nhất của ASEAN và xếp thứ 14/50 quốc gia thuộc khu vực châu Á. Thanh toán điện tử bùng nổ, tăng 3000% về giá trị so với năm 2016. Trong khối ASEAN, Việt Nam đứng thứ 3 về thu hút vốn khởi nghiệp, dẫn đầu nhóm 34 quốc gia thu nhập trung bình thấp với thứ hạng 44 trên 132 về chỉ số đổi mới toàn cầu.
Việt Nam là một trong những quốc gia đi tiên phong trên thế giới trong việc ban hành các chương trình và chiến lược về Chuyển đổi số quốc gia. Ngoài ra, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn được đặc biệt quan tâm khi được hỗ trợ kinh phí chuyển đổi số từ nguồn ngân sách nhà nước từ tháng 10 năm 2021. Điều này đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số, đồng thời tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp vươn lên và bứt phá.
Chính phủ Việt Nam dành sự quan tâm đặc biệt cho công cuộc chuyển đổi số của cả nước.
Giai đoạn 2020 – 2021 là 2 năm đầy thách thức nhưng cũng mở ra vô vàn cơ hội cho các doanh nghiệp Việt bước vào đường đua chuyển đổi số trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Từ khi bắt đầu đại dịch, thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các nền tảng số, đặc biệt khi các nước áp dụng chính sách đóng cửa và giãn cách xã hội. Tình trạng này đã kéo theo sự tăng mạnh của thương mại điện tử (E-commerce) và tiếp thị số (Digital Marketing), tương ứng tăng 35.4% & 23.2% quy mô so với cùng kỳ năm ngoái.
Hoà vào nhịp phát triển chung toàn cầu, đa số doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam đang tích cực chuyển đổi số trong hoạt động quản lý kinh doanh, quản trị phân phối. Nhiều phần mềm được ứng dụng để nâng cao hoạt động quản lý bán hàng tại các chuỗi cửa hàng bán lẻ và bán hàng đa kênh. Thống kê năm 2021 cho thấy:
KiotViet là phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay.
Tuy hoạt động chuyển đổi số đang diễn ra sôi nổi trên khắp cả nước nhưng không thể phủ nhận rằng các doanh nghiệp Việt vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình thực hiện như khó khăn về nguồn tài chính, thay đổi văn hoá tổ chức, năng lực triển khai, các giải pháp chuyển đổi số, v.v. Hầu hết các doanh nghiệp Việt còn đang trong tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên sâu và cơ sở hạ tầng phục vụ cho chương trình chuyển đổi số. Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức có đủ trình độ chuyên môn đứng ra hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại vào mô hình kinh doanh vẫn còn khá khan hiếm.
Quỹ đầu tư Khởi nghiệp Sáng tạo FUNDGO là một trong những đơn vị tiên phong trong công tác đẩy mạnh và xúc tiến quá trình chuyển đổi số quốc gia. FUNDGO đã tích cực phối hợp với các hiệp hội, cơ quan, đoàn thể để tăng cường phủ sóng chuyển đổi số đến các doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. Quỹ cũng đang tăng cường kết nối với các tổ chức về thương mại điện tử, hiệp hội tài chính trong và ngoài nước để cập nhật thêm các xu hướng và giải pháp mới, phổ biến kiến thức và đào tạo nhân lực chuyên sâu phục vụ cho lĩnh vực chuyển đổi số.
FUNDGO tài trợ cho các diễn đàn liên quan đến thương mại điện tử và kinh tế số.
Dù còn một số khó khăn phải giải quyết, công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam vẫn đang được các tổ chức, doanh nghiệp hưởng ứng tích cực và nhận được sự quan tâm, hỗ trợ nhiều mặt từ các bộ, ban, ngành. Tận dụng những lợi thế đó, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội vươn lên và thay đổi thứ hạng trên bản đồ kinh tế số toàn cầu cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.
범주: